Đầu tƣ vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 46)

II. Những nội dung chủ yếu của hoạt động TCDN

2. Đầu tƣ vốn kinh doanh

Đầu tư vốn kinh doanh của doanh nghiệp là việc sử dụng vốn kinh doanh theo hướng nào đó với hy vọng sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tương lai.

_ Theo phạm vi đầu tư, đầu tư của doanh nghiệp chia thành:

+ Đầu tư vào bên trong doanh nghiệp: là những khoản đầu tư vốn để mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuất khi khởi nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, có thể đầu tư bên trong nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường như đầu tư đổi mới sản phẩm, đầu tư đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới thiết bị...

+ Đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp ( đầu tư tài chính): được tiến hành dưới các hình thức: góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác, đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu... với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và phân tán các rủi ro trong kinh doanh.

_ Theo mục tiêu đầu tư cụ thể của doanh nghiệp, đầu tư của doanh nghiệp được chia thành:

+ Đầu tư hình thành doanh nghiệp. + Đầu tư đổi mới sản phẩm.

+ Đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ. + Đầu tư để mở rộng tiêu thụ sản phẩm. + Đầu tư tài chính ra bên ngoài... * CHÚ Ý:

Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là một nhân tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, do đó việc lựa chọn hướng đầu tư có tầm quan trọng quyết định.

_ Về mặt kinh tế kỹ thuật và công nghệ: quyết định đầu tư dài hạn có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quy mô, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận đạt được trong tương lai.

_ Về mặt tài chính: quyết định đầu tư dài hạn là một quyết định tài chính dài hạn và thường là phải vay hoặc huy động từ bên ngoài. Đầu tư sai sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, lãng phí vốn, gây nên tình trạng nợ nần, hoạt động kém hiệu quả và có thể dẫn đến phá sản.

Để có quyết định đầu tư dài hạn đúng đắn, doanh nghiệp phải quyết định hợp lý các quan hệ cẩu thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp như:

+ Quan hệ hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động. + Quan hệ giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình. + Quan hệ giữa đầu tư bên trong và đầu tư bên ngoài.

+ Quan hệ giữa đầu tư ban đầu và đầu tư mở rộng, đầu tư đổi mới. + Quan hệ giữa đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, người quản lý doanh nghiệp phải lưu ý các yếu tố sau: + Khả năng doanh lợi có thể đạt được và thời gian thu hồi vốn,

+ Dự kiến chủng loại và số lượng sản phẩm sẽ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường,

+ Lựa chọn công nghệ thích hợp, + Lựa chọn ngân hàng giao dịch, + Lựa chọn mô hình và tổ chức quản lý,

+ Cuối cùng là tổng hợp nhu cầu vốn cần được đầu tư.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)