1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Trong đó hoạt động ngân hàng được hiểu là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thƣơng mại
Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại trải qua các giai đoạn sau: * Giai đoạn đầu: Giai đoạn sơ khai hình thành nghề ngân hàng
Vào thời kỳ trước Công nguyên khoảng 3500 năm, khi đấy tiền đúc bằng kim loại đã xuất hiện trong lưu thông. Trong quá trình trao đổi, tiền đúc bịhao mòn dần. Bên cạnh đó, các cuộc chiến, tình trạng cướp bóc vẫn tồn tại giữa các bộ tộc. Trong bối cảnh đấy nảy sinh 2 nhu cầu:
_ Làm sao bảo vệ an toàn tiền bạc của mình trong điều kiện cướp bóc và chiến tranh. _ Làm sao chuyển đổi những đồng tiền bị hao mòn thành những đồng tiền có đầy đủ trọng lượng để lưu thông một cách bình thường.
Từ đó nghề ngân hàng ra đời, ban đầu với nghiệp vụ đơn giản: nhận bảo quản tiền và được thù lao bảo quản; đổi chác tiền đúc và ăn hoa hồng đổi tiền.
Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, hoạt động của những người bảo quản và đổi chác tiền đúc đã tiến triển thêm một bước mới. Thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, họ không những thu nhận bảo quản, đổi tiền mà còn sử dụng số tiền bảo quản đó để cho vay. Thuật ngữ Ngân hàng bắt đầu xuất hiện từ đó. Đây chính là những ngân hàng cho vay nặng lãi. Từ thế kỷ 3 trước công nguyên, chính quyền La mã cho phép những người hành nghề ngân hàng
mở “Tiệm” kinh doanh, phương tiện chủ yếu cho công việc kinh doanh đấy là những cái bàn dài được chia nhiều ngăn để cất giữ, bảo quản tiền, các loại tài sản, sổ sách giấy tờ,…Từ đó thuật ngữ Ngân hàng bắt đầu sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
* Giai đoạn 2: Từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 10 sau công nguyên, hoạt động ngân hàng có những bước phát triển mới tiến bộ so với giai đoạn sơ khai. Các chủ ngân hàng biết cách sử dụng số hiệu tài khoản để ghi chép, theo dõi tiền gửi của các thân chủ, số tiền cho vay, số tiền thu nợ, tính lãi,… Đây được coi là giai đoạn 2 trong lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại.
Trong thời kỳ từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 16 sau công nguyên, các nghiệp vụ ngân hàng phát triển đa dạng và phong phú. Nghiệp vụ chuyển ngân đã được thực hiện, mang lại những tiện ích lớn cho xã hội. Song song với nghiệp vụ chuyển ngân, các chủ ngân hàng sẳn sàng thực hiện việc trả tiền trước cho các thương phiếu chưa đáo hạn theo cách chiết khấu tiền lãi.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển.
* Giai đoạn 3: Bắt đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 hệ thống ngân hàng các nước phát triển rất nhanh chóng. Các ngân hàng đã từng bước hình thành 2 hệ thống ngân hàng: Hệ thống ngân hàng phát hành (sau đó phát triển thành ngân hàng trung ương) và hệ thống ngân hàng thương mại.
Qua lịch sử phát triển ngân hàng, một mặt cho thấy quá trình hình thành ngân hàng thương mại không những là yêu cầu khách quan của nền kinh tế hàng hóa mà còn là sự phát triển tự hoàn thiện của chính hệ thống ngân hàng. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì hệ thống ngân hàng ngày càng được định hình và hoàn thiện.
3. Phân loại ngân hàng thƣơng mại
Dựa vào hình thức sở hữu, có thể phân loại ngân hàng thương mại thành ngân hàng thương mại quốc doanh (ngân hàng thương mại nhà nước), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài.
3.1. Ngân hàng thương mại nhà nước
Ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng thương mại do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước. Quản trị ngân hàng thương mại nhà nước là Hội đồng quản trị do Thống đốc ngân hàng thương mại nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thỏa thuận với Ban tổ chức – cán bộ của Chính phủ. Điều hành hoạt động của ngân hàng thương mại là Tổng giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
3.2. Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước.
3.3. Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một tổ chức pháp nhân Việt nam, có trụ sở chính tại Việt nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài đảm bảo chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt nam. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt nam quy định, hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và các quy định có liên quan của pháp luật Việt nam.