IV. Thị trƣờng chứng khoán (1,5 tiết) 1 Thị trƣờng chứng khoán sơ cấp
2. Thị trƣờng chứng khoán thứ cấp
Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường lưu thông, thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán.
Đối tượng mua bán trên thị trường này vẫn là quyền sử dụng các nguồn tài chính nhưng thực hiện dưới hình thức mua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp
2.1. Cơ cấu tổ chức cần thiết cho thị trường chứng khoán thứ cấp
_ Người đầu tư: Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này diễn ra giữa những nhà đầu tư. Thị trường chỉ có thể hoạt động bình thường nếu như thường xuyên có nhu cầu mua và nhu cầu bán các loại chứng khoán đã phát hành trên thị trường vốn sơ cấp. Từ những phân tích riêng và nhu cầu sử dụng các nguồn tài chính của mình, các nhà đầu tư đi đến quyết định bán số chứng khoán mà mình có trong tay hoặc mua lại chứng khoán của nhà đầu tư khác với mục đích thu được những khoản lợi trước mắt hoặc tương lai. Có thể nhà đầu tư bán chứng khoán mình có trong tay chỉ vì muốn giảm rủi ro trong đầu tư.
_ Các tổ chức quản lý giám sát thị trường
Để đảm bảo cho thị trường hoat động lành mạnh, có hiệu quả; trên thị trường chứng khoán thứ cấp có các tổ chức quản lý giám sát thị trường nhằm giám sát các hoạt động của thị trường như cấp giấy phép, giám sát các hoạt động của các công ty chứng khoán, kiểm tra tính hợp thức của các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường, kiểm tra tính chính xác của các tài liệu thông tin của các doanh nghiệp tham gia thị trường... Ở nước ta, tổ chức này được gọi là Uỷ ban chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28/11/1996.
_ Người môi giới
Người môi giới là người đóng vai trò trung gian giữa người bán và người mua chứng khoán, làm cho cung và cầu về chứng khoán gặp nhau dễ dàng. Người môi giới có thể là thể nhân hoặc pháp nhân, phải là người thông thạo tình hình của thị trường chứng khoán.
Ở đây, người môi giới chủ yếu là các công ty chứng khoán. Các công ty này có thể thực hiện toàn bộ hay một phần trong các hoạt động chính là bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới mua và bán chứng khoán cho chính mình để thu lợi nhuận.
_ Sở giao dịch chứng khoán hay Trung tâm giao dịch chứng khoán: là trung tâm giao dịch mua bán các loại chứng khoán được tổ chức hết sức chặt chẽ.
Sở giao dịch có các chức năng chủ yếu là: tổ chức, tạo điều kiện cho việc giao dịch, mua bán chứng khoán tiến hành thuận lợi, công khai, đúng pháp luật và cung cấp cho người đầu tư những thông tin cần thiết liên quan đến chứng khoán được giao dịch trên thị trường.
Sở giao dịch có thể tổ chức theo kiểu công lập, tức là Nhà nước đứng ra tổ chức và làm chủ sở hữu Sở giao dịch ( như ở Việt nam), có thể tổ chức theo kiểu công ty do một số người cùng tự nguyện hùn vốn thành lập ( như ở Anh, Mỹ ).
Thành viên của SGDCK chủ yếu là những người môi giới như các công ty chứng khoán, các ngân hàng thực hiện vai trò môi giới và các nhà môi giới tư nhân.
_ Các tổ chức khác có liên quan đến nghiệp vụ chứng khoán như: công ty tư vấn đầu tư chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, các tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...
2.2. Các hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp
Hoạt động chủ yếu của thị trường này là cung cấp lệnh mua, bán chứng khoán và giao dịch chứng khoán.
a. Cung cấp lệnh mua, bán chứng khoán
Các yêu cầu của những người muốn bán và người muốn mua chứng khoán thể hiện cung và cầu về chứng khoán trên thị trường vốn thứ cấp và được cụ thể hoá bằng những “ lệnh” của khách hàng giao cho người môi giới. Nội dung cơ bản của một lệnh giao dịch gồm: tên chứng khoán, lệnh mua hay bán, số lượng chứng khoán, loại lệnh và thời hạn hiệu lực của lệnh.
_ Giao dịch chứng khoán: là hoạt động trả tiền mua và giao chứng khoán bán. Có 3 phương thức giao dịch:
+ Giao dịch trả tiền ngay: việc trả tiền mua và giao chứng khoán đã chấp nhận bán được thực hiện ngay.
+ Giao dịch theo kỳ hạn: hợp đồng mua bán chứng khoán được ký kết tại một thời điểm nào đó nhưng phải sau một kỳ hạn nhất mới thực hiện việc thanh toán ( người mua trả tiền, người bán giao chứng khoán).
+ Giao dịch theo hình thức tín dụng: người mua chứng khoán chỉ phải trả ngay một phần tiền, phần còn lại do người môi giới ở SGDCK ứng ra trả cho người bán. Người mua phải trả lợi tức cho người môi giới về số tiền ứng ra. Đến một kỳ hạn nhất định, nếu người mua không có đủ tiền để thanh toán cho người môi giới thì người môi giới có quyền bán những chứng khoán đó.
b. Định giá chứng khoán ( Định giá phương tiện tài chính)
Định giá chứng khoán tại SGDCK là xác định giá giao dịch của một loại chứng khoán tại một thời điểm nhất định. Đây là giá thị trường của chứng khoán hay còn gọi là thị giá chứng khoán, nó được hình thành từ sự cân bằng tại một thời điểm giữa cung và cầu về loại chứng khoán đó xuất phát từ các lệnh giao dịch đưa ra trên thị trường. Tại giá xác định, lệnh mua và bán được thực hiện nhiều nhất.
_ Cổ phiếu: được mua bán theo thị giá cổ phiếu. Cổ tức của cổ phiếu Thị giá cổ phiếu =
Lãi suất tiền gửi ngân hàng + Ví dụ: Cổ phiếu của công ty A:
Mệnh giá: 10.000đ/1cp.
1.000
Thị giá cổ phiếu = = 12.500đ/1cp. 8%
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới thị giá cổ phiếu:
Yếu tố nội tại:
Thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào lợi tức cổ phần của doanh nghiệp, hay nói cách khác là phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy chất lượng ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của công ty.
Ngoài ra thị giá cổ phiếu còn phụ thuộc vào tương lai phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hiện tại mức doanh lợi chưa cao nhưng có nhiều triển vọng và hứa hẹn nhiều lãi thì cầu cổ phiếu của doanh nghiệp tăng làm giá cổ phiếu tăng.
Yếu tố bên ngoài( các nhân tố về kinh tế va tiền tệ và các yếu tố về tình hình chính trị, xã hội và quân sự ):
Các yếu tố về kinh tế và tiền tệ:
Chính sách kinh tế và triển vọng tiến triển của nền kinh tế quốc dân cũng như tình hình kinh tế trong vùng và tình hình kinh tế thế giới.
Tình hình lạm phát.
Tình hình biến động lãi suất dài hạn trên thị trường.
Các yếu tố về tình hình chính trị - xã hội - quân sự: ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có ảnh hưởng tức thời đến giá cả cổ phiếu trên thị trường.
Các yếu tố kỹ thuật của thị trường:
Nhờ vào kỹ thuật tổ chức thị trường và các thể thức hoạt động của nó, người ta tác động đến cung cầu chứng khoán thông qua việc cho phép tổ chức đầu tư chuyên nghiệp đứng ra mua bán chứng khoán, từ đó điều chỉnh cung cầu, điều hoà giá cả trên thị trường, tránh sự tăng hoặc giảm giá quá mức các chứng khoán.
_ Trái khoán, giấy nhận nợ ngắn hạn:
+ Phương tiện có lãi suất: ( Công trái, tín phiếu).
* Theo lãi suất đơn: Pv = Po * ( 1 + R * N ) ( Rút lãi sau 1 lần) * Theo lãi suất kép: Pv = Po * ( 1 + R ) N ( Rút lãi sau 1 lần) * Pv = Po ( Rút lãi trước 1 lần)
Trong đó:
Pv : Trị giá trái khoán tại thời điểm đáo hạn.
Po : Mệnh giá trái khoán tại thời điểm mua ( Vốn ban đầu) . R : Lãi suất của trái khoán.
N : Thời hạn của trái khoán.
Ví dụ: Ông A mua một tờ công trái, mệnh giá 200.000 VNĐ, thời hạn 3 năm, lãi suất: 10%/năm. Rút lãi sau một lần. Hỏi đến thời điểm thanh toán tờ công trái ông A nhận được bao nhiêu tiền? ( trong cả 2 trường hợp lãi suất đơn và lãi suất kép).
Trong trường hợp lãi đơn:
Trị giá tờ công trái tại thời điểm thanh toán:
Pv = Po * ( 1 + R * N ) = 200.000 * ( 1 + 10% * 3 ) = 260.000 VNĐ
Trong trường hợp lãi kép:
Trị giá tờ công trái tại thời điểm thanh toán:
Pv = Po * ( 1 + R ) N = 200.000 * ( 1 + 10% )3 = 266.200 VNĐ + Phương tiện không có lãi suất: Tại ngày đáo hạn: Pv = Po
Mua đi bán lại trên thị trường
Nguyên tắc định giá là khấu trừ theo mức lãi suất mong đợi. Theo lãi suất đơn: Po = Pv = P’o * ( 1 + R’ * N’ )
Theo lãi suất kép: Po = Pv = P’o * ( 1 + R’ )N’ Trong đó:
Po , Pv : mệnh giá trái khoán.
P’o: trị giá trái khoán người mua chấp nhận mua lại. R’ : lãi suất mong đợi của người mua lại trái khoán. N’ : thời hạn còn lại của trái khoán.
Ví dụ: Doanh nghiệp B được hưởng một tờ hối phiếu 50.000 USD, hẹn sau 3 tháng sẽ đến hạn trả. Sau 1 tháng Doanh nghiệp B đem tờ hối phiếu bán. Họ hy vọng người mua sẽ chấp nhận với lãi suất 2%/tháng. Hãy xác định giá bán hộ Doanh nghiệp B.
Trong trường hợp lãi đơn: Po = Pv = 50.000 USD Pv 50.000
P’o = = = 48.077 USD 1+ R’ * N’ 1+ 2% * 2
Trong trường hợp lãi kép: Pv 50.000
P’o = = = 48.058 USD ( 1+ R’ ) N’ (1+ 2% ) 2
Cơ chế hoạt động của thị trường vốn thứ cấp tạo ra tính thanh khoản cao của các chứng khoán, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư di chuyển hướng sử dụng nguồn tài chính từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Thị giá chứng khoán được xác định trên thị trường vốn thứ cấp là yếu tố để người phát hành tham khảo cho việc phát hành chứng khoán mới trên thị trường sơ cấp.
V.Vai trò của Nhà nƣớc trong việc hình thành, phát triển thị trƣờng tài chính (0,5 tiết)
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính. Điều này một mặt xuất phát từ chức năng quản lý nền kinh tế của Nhà nước, mặt khác xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho thị trường tài chính vận hành an toàn và có hiệu quả.