II. Các hình thức chủ yếu của Tài chính quốc tế (2 tiết) 1 Tín dụng quốc tế ( TDQT)
2. Đầu tƣ quốc tế trực tiếp (FDI)
2.1 Khái niệm
Đầu tư quốc tế trực tiếp là việc các tổ chức, cá nhân một nước thực hiện đầu tư vốn ra nước ngoài dưới hình thức tự mình đứng ra kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
2.2. Đặc điểm
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện bằng vốn do chủ đầu tư nước ngoài tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nó là hình thức đầu
tư mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, cũng như không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là DN 100% vốn nước ngoài, hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy thuộc tỷ lệ góp vốn của mình.
- Nguồn vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư mà còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động.
- Thông qua FDI, doanh nghiệp của nước chủ nhà còn có thể tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại ... là những mục tiêu mà những hình thức đầu tư khác không có được.
2.3. Động cơ của FDI
- Động cơ chung nhất của các chủ đầu tư nước ngoài là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp.
- Động cơ cụ thể trong từng doanh nghiệp lại khác nhau phụ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp và mục tiêu của nó ở thị trường nước ngoài, khái quát chung lại có 3 động cơ cụ thể tạo nên 3 định hướng khác nhau trong FDI.
+ Đầu tư định hướng thị trường: là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ sang các nước sở tại. Đây là chiến lược bành trướng thị trường của các công ty đa quốc gia để vượt qua hàng rào bảo hộ của các nước sở tại và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Đầu tư định hướng chi phí: là hình thức đầu tư ở nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất thông qua việc tận dụng lao động và nguồn tài nguyên rẻ của nước sở tại nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỷ suất lợi nhuận.
+ Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu: là hình thức đầu tư theo chiều dọc. Các cơ sở đầu tư ở nước ngoài là một bộ phận cấu thành trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của công ty mẹ, có trách nhiệm khai thác nguồn nguyên liệu tại chổ của nước sở tại cung cấp cho công ty mẹ để tiếp tục chế biến hoàn chỉnh sản phẩm.
2.4 Các hình thức FDI
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật của nước sở tại. Doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp ở nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận, chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn đầu tư.
Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, phần góp vốn pháp định của bên nước ngoài không bị hạn chế về mức cao nhất như một số nước khác, nhưng không được ít hơn 30% vốn pháp định.
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà thành lập pháp nhân mới.
- Các hình thức khác: hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT),BT, BTO… 2.5 Lợi ích của FDI
* Đối với nƣớc tiếp nhận vốn:
- Đối với những nước công nghiệp phát triển:
+ Giải quyết những khó khăn về kinh tế-xã hội như thất nghiệp, lạm phát ... Qua FDI, chủ đầu tư nước ngoài mua lại công ty, doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo việc làm cho người lao động.
+ Tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức thu thuế.
+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển khác.
- Đối với các nước đang phát triển:
+ Nguồn vốn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
+ Các dự án FDI góp phần thu hút một lượng lớn lao động giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp.
+ Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu của nước chủ nhà.
+ Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa
+ Cùng với FDI, doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp, đồng thời hoàn thiện dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi.
+ Các dự án FDI góp phần bổ sung nguồn thu quan trọng cho ngân sách các quốc gia.
* Đối với nƣớc xuất khẩu FDI:
- FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. Đây còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại.
- FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận cao do lợi dụng được những lợi thế so sánh của nước sở tại, giảm chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị...
- FDI giúp chủ đầu tư tìm được các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định.
- FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.6 Mặt trái của FDI
- Các nước nhận đầu tư có thể phải tiếp nhận những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu từ đó có thể gây ra rất nhiều những thiệt hại cho nước sở tại
- Các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn hoặc bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, gây thua thiệt cho nước nhận đầu tư.
- Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học sẽ dẫn tới đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai phá quá mức, nạn ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng.
- Nếu đầu tư vào môi trường bất ổn về kinh tế, chính trị thì nhà đầu tư sẽ bị mất vốn. 2.7. Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã khuyến khích hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam; trên cơ sở đó đã có đóng góp đáng kể vào việc thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài phục vụ việc phát triển kinh tế trong nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu cho NSNN. Có nhiều hình thức đầu tư vào Việt Nam.
2.7.1. Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
_ Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: là hình thức hai bên hoặc nhiều bên cùng ký kết hợp đồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó xác định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia nhưng không hình thành một pháp nhân mới.
_ Hình thức doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Đây là hình thức rất phổ biến của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
_ Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là hình thức các tổ chức, cá nhân nước ngoài tự bỏ vốn đầu tư và tự tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.
_ Khu chế xuất: khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định do Chính phủ Việt Nam thành lập.
Tất cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và Việt Nam nếu có vốn đều có thể tham gia khu chế xuất và đảm bảo các điều kiện quy định:
+ Sản xuất, gia công, chế biến hàng xuất khẩu. + Hàng hoá phải bán ở nước ngoài.
+ Sử dụng lao động Việt Nam.
2.7.3. Tài chính của doanh nghiệp liên doanh
_ Vốn điều lệ: là số vốn ban đầu được ghi trong điều lệ của doanh nghiệp liên doanh, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn điều lệ do các bên tham gia góp vốn, không kể các khoản vốn vay.
Tỷ lệ góp vốn được quy định trong hiệp định ký kết do sự thoả thuận giữa các bên tham gia nhưng phía nước ngoài góp vốn không nhỏ hơn 30% vốn điều lệ và không bị hạn chế về mức cao nhất.
Đối với các doanh nghiệp liên doanh nhiều bên, tỷ lệ góp vốn tối thiểu của mỗi bên nước ngoài và mỗi bên Việt Nam do Chính phủ nước Việt Nam quy định.
Bên nước ngoài góp vốn bằng tiền nước ngoài, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, bằng phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ... Bên Việt Nam góp vốn bằng tiền
Việt nam, các nguồn tài nguyên ( quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển...), nhà xưởng, công trình xây dựng khác, bằng phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật...
_ Phân phối thu nhập và lợi nhuận:
Trong các doanh nghiệp liên doanh trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, phần thu nhập chủ yếu được hình thành dưới dạng lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp liên doanh là số chênh lệch giữa doanh thu do tiêu thụ sản phẩm với chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ( bao gồm cả chi phí ngoại thương, tiền nộp BHXH, tiền thuế về sử dụng đất đai, mặt nước, mặt biển, tài nguyên...). Lợi nhuận được phân phối theo hướng:
+ Một phần lợi nhuận được dùng để nộp vào NSNN Việt nam.
+ Một phần lợi nhuận được dành để tạo lập các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp.
+ Phần lợi nhuận còn lại được phân chia cho các bên tham gia liên doanh theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2.7.4. Thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
_ Thuế mặt đất, mặt nước, mặt biển: quy định cụ thể đối với từng hợp đồng tuỳ thuộc đặc điểm ngành nghề, điều kiện địa lý, vị trí, môi trường thuận lợi hay khó khăn trong việc sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển đã thuê.
_ Thuế tài nguyên: ( áp dụng đối với các doanh nghiệp và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh có khai thác tài nguyên dưới mọi hình thức).
_ Thuế GTGT:
Các doanh nghiệp và các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh nếu có hoạt động dịch vụ thu tiền Việt nam hoặc nếu tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt nam đối với các mặt hàng không thuộc danh mục nộp thuế TTĐB đều phải nộp thuế GTGT theo luật thuế GTGT của Việt Nam. Riêng đối với những mặt hàng thuộc danh mục hàng thay thế hàng nhập khẩu được miễn thuế GTGT khi tiêu thụ tại thị trường Việt nam.
_ Thuế TTĐB:
Các doanh nghiệp và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh, nếu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Việt nam, đối với những mặt hàng thuộc danh mục chịu thuế TTĐB thì phải nộp thuế theo luật thuế TTĐB của Việt nam.
_ Thuế xuất nhập khẩu:
Các doanh nghiệp và các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh khi có hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt nam phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mậu dịch của Việt nam.
_ Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nhà nước Việt nam thực hiện chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể thu được lợi nhuận cao hơn hoặc ít nhất tương đương với đầu tư vào các nước khác, trước hết là các nước khác trong khu vực
Nhà nước áp dụng 2 biểu thuế khác nhau giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó ưu đãi hơn cho đầu tư nước ngoài. Có các mức thuế suất phân biệt giữa các doanh nghiệp thuộc diện phổ thông, diện ưu tiên và diện cần đặc biệt khuyến khích. Ví dụ: thuế suất cao đối với các doanh nghiệp thuộc ngành khai thác chế biến dầu khí và tài nguyên quý hiếm, thuế suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất.
_ Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
Thuế suất ưu đãi được áp dụng đối với các bên nước ngoài có tỷ lệ góp vốn cao, các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất.
2.8. Đầu tư của Việt nam ra nước ngoài
Đầu tư của Việt nam ra nước ngoài là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước. Hoạt động đầu tư của Việt nam ra nước ngoài được thực hiện từ năm 1989 và dần dần được mở rộng phù hợp với trình độ phát triển cũng như chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước.
Việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phát huy những lợi thế so sánh của Việt nam trong sự phân công lao động quốc tế, khai thác một cách tốt nhất các nguồn lực trong nước, khắc phục những mặt còn yếu kém của nền kinh tế bằng các nguồn lực ngoài nước.
Hoạt động của các doanh nghiệp này tuân theo luật pháp của nước sở tại quy định, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tính đến tháng 6/2001 đã có 51 dự án được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài, trong đó có 48 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 3 triệu USD tại 13 nước và vùng lãnh thổ trong các lĩnh vực vận tải, thầu xây đựng, y tế, dệt may, nhà hàng...