Các điều kiện cần thiết hình thành thị trƣờng tài chính:

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 90)

I. Những vấn đề chung về thị trƣờng tài chính (2 tiết) 1 Sự hình thành thị trƣờng tài chính

5. Các điều kiện cần thiết hình thành thị trƣờng tài chính:

Thị trường tài chính đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thị trường tài chính chỉ thực sự phát huy vai trò vai trò tích cực khi nó được hình thành trong những điều kiện cần thiết sau:

5.1. Phải có nền kinh tế hàng hoá phát triển, tiền tệ ổn định với mức độ lạm phát có thể kiểm soát được

_ Sự hình thành thị trường tài chính liên quan chặt chẽ với kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Chính sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã làm nảy sinh nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn tài chính trong nền kinh tế. Đây là tiền đề cần thiết cho sự nảy sinh thị trường tài chính.

_ Tiền tệ ổn định với mức độ lạm phát có thể kiểm soát được là một điều kiện rất quan trọng để hình thành thị trường tài chính. Bản thân những người có vốn khi thực hiện đầu tư vào chứng khoán luôn quan tâm đến độ an toàn cho đồng vốn của họ, sẽ không dám và không chấp nhận mạo hiểm với mức độ rủi ro quá cao trong khi tiền tệ không ổn định. Và cũng chỉ trong điều kiện tiền tệ ổn định, người có vốn mới có thể sử dụng phần vốn huy động được một cách có hiệu quả, tạo ra khả năng hoàn trả cả gốc và lãi.

5.2. Đa dạng hoá các công cụ tài chính tạo ra các phương tiện chu chuyển vốn

Các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, công trái, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ đầu tư... chính là “ hàng hoá” trên thị trường tài chính. Do vậy các công cụ càng đa dạng về hình thức, thời gian sử dụng và mệnh giá bao nhiêu thì càng phù hợp với nhu cầu của chủ thể sử dụng nguồn tài chính, phù hợp với khả năng của chủ thể cung cấp nguồn tài chính bấy nhiêu. Từ đây sẽ tạo điều kiện cho nhiều chủ thể có thể tham gia trao đổi quyền sử dụng nguồn tài chính. Sự phát hành và lưu thông rộng rãi các công cụ này sẽ là cơ sở hình thành Sở giao dịch chứng khoán.

5.3. Hình thành và phát triển hệ thống các trung gian tài chính

Hệ thống trung gian tài chính cần hình thành và phát triển bao gồm ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Cụ thể các NHTM, các công ty tài chính, các liên hiệp tín dụng, công ty bảo hiểm, các quỹ tiết kiệm, các quỹ tương hỗ... Các trung gian tài chính tập trung nguồn tài chính bằng cách phát hành các chứng khoán thứ cấp để thu hút nguồn tài chính rồi sử dụng nguồn tài chính huy động được mua các chứng khoán khởi thuỷ. Với sự hoạt động này, người có nguồn tài chính sẽ tin tưởng hơn vào sự an toàn của nguồn tài chính mà họ bỏ ra nên sẽ huy động được nhiều nguồn tài chính nhàn rỗi trong xã hội để cung ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các tổ chức này cùng hoạt động trên thị trường tài chính và cạnh tranh lẫn nhau sẽ thúc đẩy tăng nhanh sự luân chuyển các nguồn tài chính, hạ thấp các chi phí cho họ làm cho lợi ích của người cung và người cầu các nguồn tài chính tăng lên.

5.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp và quy chế cần thiết làm cơ sở hoạt động và kiểm soát thị trường

Thị trường tài chính hoạt động sẽ làm nảy sinh hàng loạt các quan hệ và lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường: lợi ích của người bán, người mua quyền sử dụng nguồn tài chính, của các trung gian tài chính. Thị trường tài chính có cơ chế vận hành phức tạp, liên quan đến một lượng giá trị tiền vốn luân chuyển rất lớn, có thể chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp và quy chế chặt chẽ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các chủ thể và có thể kiểm soát thị trường.

5.5. Phải tạo được cơ sở vật chất kỹ thuật và có được hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động của thị trường

Thị trường tài chính muốn hoạt động được và hoạt động tốt cần phải có những cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định như hệ thống thiết bị kỹ thuật in chứng khoán, hệ thống chuyển lệnh, ghép lệnh, hệ thống ký gửi và thanh toán bù trừ... đảm bảo cho hoạt động giao dịch và kiểm soát chứng

khoán, phát hành chứng khoán được nhanh chóng, an toàn và có hiệu quả. Đặc biệt là phải có một hệ thống thông tin kinh tế kịp thời, chính xác cho hoạt động giao dịch và quản lý thị trường.

Thông tin kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với những người có tiền muốn bỏ vốn đầu tư vào thị trường tài chính, quyết định mua loại chứng khoán của chủ thể phát hành mà có thể đem lại lợi nhuận cao nhất. Người cần vốn cần nắm thông tin để biết các khả năng cung ứng vốn của thị trường, từ đó quyết định hình thức và thời gian huy động vốn có lợi cho mình. Hơn nữa, Nhà nước cần nắm thông tin liên quan đến hoạt động của thị trường tài chính để kiểm soát, quản lý đối với thị trường. Như vậy hệ thống thông tin là điều kiện không thể thiếu để hình thành, phát triển thị trường tài chính.

5.6. Cần có một đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu các kiến thức của thị trường tài chính, vững về nghiệp vụ kỹ thuật hoạt động của thị trường

_ Cơ chế hoạt động của thị trường tài chính là cơ chế hết sức phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia thông thạo về lý thuyết và nghiệp vụ của thị trường mới có thể đảm bảo điều khiển và vận hành thị trường đạt hiệu quả.

_ Đội ngũ quản lý Nhà nước về hoạt động của thị trường có nhiệm vụ tổ chức giám sát, kiểm soát các hoạt động của thị trường, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm, tranh chấp... nhằm duy trì sự hoạt động có trật tự của thị trường tài chính. Đội ngũ này phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chứng khoán mới có thể định ra luật chơi phù hợp với tình hình của thị trường, điều khiển sự hoạt động của thị trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)