Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trƣờng tài chính

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 102)

IV. Thị trƣờng chứng khoán (1,5 tiết) 1 Thị trƣờng chứng khoán sơ cấp

2. Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trƣờng tài chính

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính. Điều này một mặt xuất phát từ chức năng quản lý nền kinh tế của Nhà nước, mặt khác xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho thị trường tài chính vận hành an toàn và có hiệu quả.

1. Nhà nƣớc tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trƣờng đồng thời thực hiện giám sát đối với hoạt động của thị trƣờng tài chính thời thực hiện giám sát đối với hoạt động của thị trƣờng tài chính

_ Nhà nước xây dựng, ban hành hệ thống luật pháp tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời hoạt động của thị trường tài chính như quy chế pháp lý đối với các chủ thể tham gia thị trường, quy chế pháp lý về việc phát hành, mua bán các chứng khoán, quy chế về tổ chức phát hành... Đây chính là cơ sở pháp lý điều chỉnh các hành vi của người phát hành, người đầu tư và các tổ chức trung gian tài chính, giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm trong hoạt động của thị trường tài chính.

_ Nhà nước cũng thông qua hệ thống pháp luật đã ban hành và các cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng quản lý giám sát thị trường để quản lý, giám sát, điều chỉnh sự hoạt động của thị trường tài chính. Cơ quan chuyên trách quản lý giám sát thị trường tài chính ở Việt nam là Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.

2. Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trƣờng tài chính trƣờng tài chính

_ Thông qua cơ chế và chính sách quản lý kinh tế, tài chính của mình, Nhà nước tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý với tốc độ tăng trưởng ổn định, kiểm soát được lạm phát, ổn định thị trường và giá cả. Đây là tiền đề cần thiết cho thị trường tài chính hoạt động.

Ví dụ:

+ Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; chính sách mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, đảm bảo lưu thông tiền tệ ổn định tạo điều kiện cho thị trường tài chính hình thành và phát triển.

+ Chính sách thuế được áp dụng thống nhất, không phân biệt thành phần kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tận dụng mọi thế mạnh của các thành phần kinh tế phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.

_ Bằng các chính sách thuế, lãi suất, tiền tệ... phù hợp có tác dụng thúc đẩy tăng cường tiết kiệm, khuyến khích đầu tư dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Điều này làm xuất hiện nhu cầu về vốn cũng như tăng khả năng cung ứng vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các hình thức huy động vốn bằng nhiều công cụ tài chính khác nhau, tạo ra hàng hoá cho thị trường tài chính hoạt động.

+ Việc tăng thuế suất đối với tiêu dùng và giảm thuế suất đối với hoạt động đầu tư sẽ tác động đến cung cầu nguồn tài chính trên thị trường.

+ Chính sách lãi suất tiền gửi thích hợp sẽ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và đầu tư làm tăng khả năng cung ứng nguồn tài chính và nhu cầu hoạt động nguồn tài chính trong nền kinh tế.

+ Chính sách tài chính nhằm tận dụng nguồn tài chính và sử dụng các nguồn tài chính tiết kiệm, có hiệu quả cùng với các biện pháp huy động nguồn vay để bù đắp bội chi NSNN vừa góp phần kiềm chế lạm phát, vừa góp phần tạo công cụ cho thị trường tài chính.

_ Nhà nước còn định hướng cho sự phát triển của thị trường tài chính thông qua việc vạch ra chính sách phát triển dài hạn cho thị trường. Bên cạnh đó Nhà nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng những cơ sở vật chất cho thị trường, tạo ra hệ thống máy móc thiết bị, trụ sở làm việc, nơi giao dịch của thị trường tài chính tập trung.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)