Nguyên tắc chung trong quản lý hoạt động ngân hàng thƣơng mại (0,5 tiết) 1 Đảm bảo khả năng thanh toán thƣờng xuyên đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 120)

1. Đảm bảo khả năng thanh toán thƣờng xuyên đối với khách hàng

Đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên đối với khách hàng là yêu cầu tối cao với hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Nó xuất phát từ đặc trưng cơ bản nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại là dựa chủ yếu vào vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội. Hơn nữa nó cũng là dấu hiệu nói lên khả năng tài chính mạnh hay yếu của một ngân hàng thương mại.

2. Bảo đảm mức sinh lời cao

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của ngân hàng thương mại. Dù hoạt động trong bất kỳ điều kiện nào thì các ngân hàng thương mại đều phải phấn đấu để có mức lợi nhuận cao. Để đạt được điều này, các ngân hàng thương mại phải đẩy mạnh hoạt động cho vay và đầu tư, cho vay được nhiều với những khoản cho vay có độ an toàn cao, tiền lãi cao.

3. Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa yêu cầu đảm bảo khả năng thanh toán thƣờng xuyên và yêu cầu mức sinh lời cao xuyên và yêu cầu mức sinh lời cao

Trong kinh doanh muốn đứng vững và cạnh tranh, ngân hàng thương mại phải giữ rủi ro trong giới hạn nhất định, phải đảm bảo khả năng thanh khoản ở mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản có và mức độ sinh lãi có thể chấp nhận được. Tất cả những điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính của ngân hàng thương mại.

V. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại (0,5 tiết)

1. Ngân hàng thƣơng mại giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, muốn mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn để đổi mới thiết bị và công nghệ lạc hậu. Trong điều kiện đó, ngân hàng thương mại một mặt đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn thiếu hụt, cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Mặt khác, thông qua hoạt động kiểm soát quá trình sử dụng vốn của các doanh nghiệp vay, ngân hàng thương mại giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

2. Các ngân hàng thƣơng mại góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại một mặt góp phần hình thành duy trì và phát triển nền kinh tế theo một cơ cấu ngành và khu vực nhất định. Mặt khác, các ngân hàng thương mại góp phần điều chỉnh ngành, khu vực khi xuất hiện sự phát triển mất cân đối hoặc khi cần sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.

3. Ngân hàng thƣơng mại tạo ra môi trƣờng cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ƣơng ngân hàng trung ƣơng

Để thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ như lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,… Chính ngân hàng thương mại là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của những công cụ này và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.

4. Ngân hàng thƣơng mại là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia quốc gia

Vai trò này của ngân hàng thương mại thể hiện thông qua các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, quan hệ thanh toán với các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp quốc tế giúp cho việc thanh toán, trao đổi mua bán được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả.

C. TÓM TẮT CH ƢƠNG

1. Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại trải qua 3 giai đoạn. Dựa vào hình thức sở hữu, ngân hàng thương mại được phân loại thành ngân hàng thương mại quốc doanh (ngân hàng thương mại nhà nước), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài.

2. Các ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng: chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền. Thông qua việc đi vay để cho vay, ngân hàng thương mại là một trung gian về tín dụng giữa các chủ thể dư thừa vốn và những chủ thể thiếu vốn đồng thời ngân hàng thương mại đã cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các khách hàng. Khi kết hợp chức năng trung gian thanh toán và chức năng trung gian tín dụng tạo cho ngân hàng thương mại khả năng tạo ra tiền ghi sổ thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại.

Nguồn vốn của ngân hàng được hình thanh từ vốn tự có, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức tín dụng khác và của ngân hàng trung ương, và các nguồn vốn khác. Nghiệp vụ Có của ngân hàng thương mại bao gồm hoạt động ngân quỹ, hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư. Các hoạt động khác là các hoạt động được thực hiện theo sự ủy thác của khách hàng. Nguyên tắc chung trong quản lý hoạt động ngân hàng thương mại phải tuân thủ nguyên tắc chung: đ ảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên đối với khách hàng, bảo đảm mức sinh lời cao, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa yêu cầu đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và yêu cầu mức sinh lời cao.

4. Ngân hàng thương mại có vai trò của quan trọng: Ngân hàng thương mại giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; ngân hàng thương mại góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế; ngân hàng thương mại tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương; và ngân hàng thương mại là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại. 2. Phân loại ngân hàng thương mại theo hình thức sở hữu.

3. Trình bày các chức năng của ngân hàng thương mại.

4. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hoạt động nào là quan trong nhất? Tại sao?

5. Nguyên tắc chung trong quản lý hoạt động ngân hàng thương mại. 6. Trình bày vai trò của ngân hàng thương mại.

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Frederic S.Mishkin. 2001. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Trang 254-292. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà nội.

2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn. 2004. Tiền tệ - ngân hàng. Trang 125-163. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

3. TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ - ngân hàng. Trang 160-186. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

4. GS.TS. Dương Thị Bình Minh,TS. Sử Đình Thành. 2004. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 190-203. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

5. TS. Nguyễn Thị Mùi. 2001. Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng. Trang 82-90. Nhà xuất bản Xây dựng. Hà nội.

6. TS. Nguyễn Thị Mùi. 2004. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Trang 5-13. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

7. TS. Nguyễn Hữu Tài. 2002. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 175-204. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

8. PGS.TS. Lê Văn Tề, TS. Nguyễn Văn Hà. 2004. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 246- 272. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

Chƣơng 8

NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

A. MỤC TIÊU CỦA CHƢƠNG

Sinh viên nắm được các nội dung cơ bản sau: _ Sự ra đời của Ngân hàng trung ương

_ Mô hình và hệ thống tổ chức của ngân hàng trung ương

_ 3 chức năng của ngân hàng trung ương ( Ngân hàng phát hành, ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của nhà nước)

_ Vai trò của ngân hàng trung ương

_ Chính sách tiền tệ (khái niệm, mục tiêu, nội dung, công cụ)

_ Sự ra đời và phát triển; tổ chức bộ máy; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt nam

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG (6 tiết)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)