Nguyên tắc kiểm tra tài chính (1 tiết)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 169)

Mục đích của kiểm tra là phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa và xử lý những vi phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế XHCN. Để đạt được mục đích này, công tác kiểm tra tài chính phải quán triệt những nguyên tắc sau:

1. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

tính hiệu lực của công tác kiểm tra tài chính, ngăn chặn tình trạng can thiệp trái pháp luật, làm vô hiệu hoá hoạt động kiểm tra tài chính, cụ thể:

_ Cơ quan và cán bộ kiểm tra tài chính phải thực hiện đúng chức năng, đúng quyền hạn trách nhiệm được pháp luật quy định.

_ Cơ quan, đơn vị được kiểm tra tài chính phải chấp hành các yêu cầu của cơ quan, cán bộ kiểm tra đã được công nhận.

_ Khi thu thập thông tin, phân tích, so sánh, đối chiếu để xác nhận kết quả; cơ quan, cán bộ kiểm tra tài chính phải căn cứ vào pháp luật đã quy định, coi pháp luật là chuẩn mực trong công tác kiểm tra, tuyệt đối không tuân theo và làm theo ý kiến của bất kỳ cơ quan hay cá nhân nào để ảnh hưởng đến kết luận kiểm tra tài chính không đúng với thực tế đơn vị được kiểm tra. Cơ quan, cán bộ kiểm tra tài chính phải đưa ra kết luận kiểm tra đúng pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Nguyên tắc chính xác, khách quan, công khai, thƣờng xuyên và phổ cập

_ Nguyên tắc chính xác: + Cơ sở:

Công tác kiểm tra tài chính đảm bảo tính chính xác mới cho phép đánh giá đúng thực trạng đơn vị, xử lý sai phạm đúng pháp luật, đúng người, đúng tội và đem lại hiệu quả kiểm tra cao, mới có những giải pháp đúng đắn để giải quyết tình hình hoạt động kinh tế - xã hội ở đơn vị được kiểm tra tài chính.

+ Nội dung:

- Cơ quan, đơn vị được kiểm tra phải cung cấp các tài liệu, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, quyết toán đảm bảo chính xác, trung thực, đúng tình hình hoạt động tài chính diễn ra.

- Cơ quan, đơn vị kiểm tra tài chính phải kiểm tra lại tỉ mỉ từng tài liệu, số liệu cả về mặt thời gian nảy sinh, phương pháp ghi chép, nguyên tắc phải tuân thủ và đối chiếu với tình hình thực tế hoạt động kinh tế, đối chiếu với pháp luật, chính sách, chế độ định mức, tiêu chuẩn chi tiêu... đã được cơ quan có thẩm quyền quy định.

- Cán bộ kiểm tra tài chính phải căn cứ vào chứng từ thu thập được, phân tích so sánh để xác định rõ đúng, sai cả về mặt định tính và định lượng.

_ Nguyên tắc khách quan:

Khi đưa ra kết luận kiểm tra tài chính, cán bộ kiểm tra phải rất khách quan, vô tư, không thiên lệch, không bị áp đặt của bất cứ cơ quan hay cá nhân nào, phản ánh đúng sự thật.

Tính chính xác và khách quan có tác động qua lại lẫn nhau: có thái độ khách quan mới đảm bảo chính xác, có chính xác mới đảm bảo được việc làm khách quan trong kiểm tra tài chính.

_ Nguyên tắc công khai:

+ Cơ sở: đảm bảo cho công tác kiểm tra thực hiện được công bằng, dân chủ, công khai, được chính xác, khách quan.

- Công bố công khai quyết định kiểm tra, đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra. - Tiếp xúc công khai với các đối tượng và mọi người có liên quan đến nơi kiểm tra. - Công bố công khai kết quả kiểm tra.

_ Nguyên tắc thường xuyên:

Công tác kiểm tra tài chính phải được tiến hành một cách thường xuyên và định kỳ, có hệ thống.

_ Nguyên tắc phổ cập:

Việc kiểm tra tài chính được tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc, mọi đơn vị, mọi hoạt động có liên quan đến hoạt động tài chính, không một đơn vị nào có đặc quyền không phải chịu sự kiểm tra.

3. Nguyên tắc bảo vệ bí mật

Cơ quan và cán bộ kiểm tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tất yếu phải tiếp cận tới nhiều vấn đề, nhiều tài liệu liên quan đến bí mật doanh nghiệp, bí mật quốc gia. Họ không được phép tiết lộ tài liệu, số liệu đã kiểm tra cho những cơ quan, cá nhân không có trách nhiệm biết, chỉ được báo cáo cơ quan lãnh đạo cấp trên, người có thẩm quyền được biết.

4. Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả

_ Tính hiệu lực: Kết quả kiểm tra tài chính không thể dừng lại ở phát hiện ra những sai sót, vi phạm Luật Tài chính mà phải tác động đến việc cải tiến các hoạt động của đơn vị được kiểm tra, phải nêu ra được những kiến nghị về chấn chỉnh tình hình kinh tế tài chính ở đơn vị được kiểm tra.

_ Tính hiệu quả: kiểm tra tài chính phải có tác dụng đề phòng, ngăn chặn những thiếu sót, vi phạm, vạch ra được những tiềm năng của đơn vị được kiểm tra.

5. Nguyên tắc quần chúng

_ Cơ sở:

+ Nguyên tắc này phù hợp với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong quản lý kinh tế tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lôi cuốn đông đảo quần chúng vào kiểm tra tài chính vừa là nguyên tắc, vừa là phương pháp đạt hiệu quả cao. Quần chúng vừa là lực lượng tham gia kiểm tra rộng lớn, thường xuyên và tại chỗ, là lực lượng đấu tranh phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn tiêu cực, tham ô, lãng phí, đồng thời là lực lượng thúc đẩy thực hiện các quyết định, kiến nghị của kiểm tra tài chính.

_ Nội dung:

+ Nhân dân lao động tham gia kiểm tra tài chính qua cơ quan dân cử, các đoàn thể quần chúng trong doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn, nhất là các cổ đông trong các công ty cổ phần.

+ Dựa vào quần chúng đáng tin cậy, có hiểu biết sự việc để nắm lấy thông tin, những tư liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra tài chính.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 169)