Những vấn đề chung về các định chế tài chính trung gian (1 tiết) 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 62)

1. Khái niệm

Trong nền kinh tế, bên cạnh những chủ thể thừa vốn luôn luôn tồn tại các chủ thể thiếu vốn, từ đó nảy sinh nhu cầu chuyển vốn từ chủ thể thừa vốn đến chủ thể thiếu vốn một cách trực tiếp và gián tiếp:

_ Trực tiếp

Chủ thể thừa vốn đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ của chủ thể thiếu vốn bằng việc mua các chứng khoán khởi thủy do các chủ thể thiếu vốn phát hành.

_ Gián tiếp

Chủ thể thừa vốn không đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ của các chủ thể thiếu vốn thông qua các định chế tài chính đóng vai trò trung gian tài chính (gọi là các định chế tài chính trung gian)

Vậy các định chế tài chính trung gian là gì? Có thể hiểu

Các định chế tài chính trung gian là những tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội dưới các hình thức tiền gửi, phí bảo hiểm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các loại chứng từ có giá khác, sau đó sử dụng các nguồn vốn huy động này để cấp tín dụng cho vay hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận.

2. Đặc điểm

_ Các định chế tài chính trung gian là những tổ chức làm cầu nối giữa những chủ thể cung và cầu vốn trên thị trường.

Trong quá trình hoạt động, các định chế tài chính trung gian phát hành các công cụ tài chính để huy động vốn trên thị trường, sau đó sử dụng số vốn này để đầu tư, cung cấp cho thị trường tài chính dưới các hình thức cho vay hoặc mua các loại chứng khoán… Thông qua hoạt

động của các định chế tài chính, nó góp phần vào quá trình phân phối, điều hòa các nguồn tài chính nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội.

_ Các định chế tài chính trung gian là đơn vị kinh doanh tiền tệ - tín dụng.

Chênh lệch giữa mức lãi suất hoặc lợi nhuận đầu tư cao hơn khi cho vay đầu tư so với các khỏan lãi phải thanh toán cho người tiết kiệm, người cho vay tạo ra thu nhập cho những định chế tài chính trung gian.

Như vậy thông qua hoạt động của mình, các định chế tài chính trung gian mang lại thu nhập (tiền lãi) cho những người có những món tiết kiệm nhỏ, giúp những người vay có thể vay được những món tiền lớn, đồng thời còn tạo ra thu nhập cho chính bản thân các định chế tài chính trung gian.

3. Phân loại các định chế tài chính trung gian

_ Căn cứ vào mục đích hoạt động, các định chế tài chính trung gian được phân loại thành

+ Các trung gian tài chính kinh doanh

Việc huy động vốn và đầu tư vốn dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế giữa chi phí huy động vốn và thu nhập từ việc sử dụng vốn, tức là kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.

Ví dụ: các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,…

+ Các trung gian tài chính vì mục đích xã hội

Hoạt động của các định chế tài chính trung gian này nhằm mục đích hỗ trợ xã hội, duy trì ổn đinh sản xuất, đời sống xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

Ví dụ: ngân hàng chính sách xã hội, quỹ bảo hiểm xã hội,…

_ Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian, các định chế tài chính trung gian được phân loại thành:

+ Các định chế nhận tiền gửi

Các định chế nhận tiền gửi là các định chế tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân, sau đó sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động trung gian thanh toán

Ví dụ: các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng,…

+ Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng

Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng thu nhận vốn định kỳ trên cơ sở thu nhận vốn định kỳ trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận với khách hàng. Các định chế tài chính trung gian này có xu hướng sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư chứng khoán và các hoạt động đầu tư trung và dài hạn khác.

Ví dụ: công ty bảo hiểm ( nhân thọ và phi nhân thọ), quỹ trợ cấp hưu trí,…

+ Các trung gian đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các trung gian đầu tư huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng từ có giá như trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư,…đồng thời sử dụng vốn đầu tư vào những mục đích riêng biệt vì quyền lợi của các chủ đầu tư.

Ví dụ: công ty tài chính, quỹ đầu tư

4. Chức năng của các định chế tài chính trung gian

4.1. Chức năng tạo vốn

Để có vốn cho vay và đầu tư, các định chế tài chính trung gian huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành các quỹ tập trung. Thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi của các chủ thể thừa vốn trong nền kinh tế, các định chế tài chính trung gian mang lại thu nhập cho những chủ thể thừa vốn này, đồng thời cũng tạo ra thu nhập cho chính bản thân các định chế tài chính trung gian thông qua chênh lệch giữa hiệu quả từ hoạt động đầu tư vốn và chi phí huy động vốn.

4.2. Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế

Trong nền kinh tế, bên cạnh các chủ thể thừa vốn bao giờ cũng có rất nhiều chủ thể thiếu vốn. Họ có thể là các doanh nghiệp, Nhà nước,tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thông qua hoạt động cho vay và đầu tư, các định chế tài chính trung gian thực hiện tài trợ vốn đầy đủ, kịp thời cho các chủ thể thiếu vốn này.

4.3. Chức năng kiểm soát

Nhằm giảm tới mức tối thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do thông tin không cân xứng gây ra, các định chế tài chính trung gian tiến hành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoặc định kỳ trước, trong và sau khi cho vay đối với các chủ thể cần vốn.

5. Vai trò của các định chế tài chính trung gian

Các định chế tài chính trung gian có các vai trò sau:

5.1. Vai trò chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính

Nhờ có các định chế tài chính trung gian, cả người đầu tư và người đi vay đều có thể lựa chọn được những thời hạn thích hợp với mục tiêu của mình, tránh tình trạng người vay phải tìm người đồng ý chấp nhận thời hạn vay của mình. Điều đó có nghĩa là cơ hội lựa chọn về mặt thời gian đáo hạn cho cả hai bên đã tăng lên.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thường không thích cho vay dài hạn. Với hoạt động của các khoản tiền gửi ngắn hạn nối tiếp nhau, các định chế tài chính trung gian sẳn sàng thực hiện các khoản cho vay dài hạn hơn.

5.2. Vai trò giảm rủi ro đến nức thấp nhất thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư

Khi các nhà đầu tư đặt tiền của họ vào các quỹ đầu tư, những quỹ này có thể đầu tư số tiền đó vào chứng khoán của một số công ty lớn với danh mục đầu tư phong phú, đa dạng. Bằng cách này, quỹ đầu tư đã giảm đến mức thấp nhất rủi ro đối với số vốn của các nhà đầu tư.

5.3. Vai trò giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin

Các định chế tài chính trung gian là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chúng có thể dễ dàng thu hút được những người gửi tiền và những người đi vay. Hoạt động của các định chế tài chính trung gian giúp giảm chi phí để những người này tìm kiếm nhau. Với đông đảo nhân viên được đào tạo chuyên phân tích và quản lý các công cụ tài chính, các định chế tài chính trung gian có thể soạn thảo các hợp đồng chuẩn hoặc những hợp đồng phức tạp hơn, giám sát việc tuân thủ các điều kiện của hợp đồng cho vay và những hành đồng cần thiết khác nhằm tối thiểu hóa chi phí hợp đồng, chi phí sử lý thông tin cũng như bảo vệ lợi ích cho chính bản thân các định chế tài chính trung gian.

5.4. Vai trò tạo lập các cơ chế cho việc thanh toán

Ngày nay đa số các giao dịch được thực hiện mà không dùng tiền mặt. Việc thanh toán có thể sử dụng séc, thẻ tín dụng, chuyển tiền điện tử,… Các định chế tài chính trung gian sẽ đảm

nhận những phương thức thanh toán này, từ đó giúp giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 62)