1. Những vấn đề chung về thu NSNN
1.1. Khái niệm
Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia nhằm thoả mãn các nhu cầu của nhà nước.
1.2.Đặc điểm
_ Cơ cấu các khoản thu NSNN đều gắn với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của nhà nước. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước là điều kiện xuất hiện những khoản thu NSNN. Ngược lại đến lượt mình, các khoản thu NSNN là tiền đề vật chất không thể thiếu được để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hoá bởi các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước.
_ Thu NSNN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chung quy lại là bắt nguồn từ nền kinh tế quốc dân và gắn chặt với kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy thu NSNN phải dựa vào thực trạng nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
1.3. Nội dung và phân loại thu NSNN *Nội dung:
a. Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật:
_ Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các tổ chức kinh tế và dân cư cho nhà nước bằng một phần thu nhập của mình.
_ Phí là khoản huy động bắt buộc nhằm bù đắp một phần chi phí mà Nhà nước đã bỏ ra đáp ứng yêu cầu của đối tượng nào đó. Ví dụ: phí cầu phà, phí đường, phí bay qua bầu trời...
_ Lệ phí là khoản huy động bắt buộc do cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tư pháp thực hiện như lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng, lệ phí làm hộ chiếu, lệ phí toà án...
b. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như: _ Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế. _ Tiền thu hồi vốn của Nhà nước từ các cơ sở kinh tế. _ Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước ( cả gốc và lãi). c. Thu từ hoạt động sự nghiệp.
d. Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
e. Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
f. Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản... *Phân loại thu NSNN:
+ Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc gồm thuế, phí, lệ phí với nhiều hình thức cụ thể do luật định.
+ Nhóm thu không thường xuyên: các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước và các khoản thu khác.
_ Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN:
+ Thu trong cân đối NSNN: bao gồm các khoản thu thường xuyên và thu không thường xuyên.
+ Thu bù đắp thiếu hụt NSNN: Khi số thu NSNN không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và nhà nước phải đi vay, bao gồm: vay trong nước từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội, vay từ nước ngoài.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN a. Thu nhập GDP bình quân đầu người
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. Thu nhập GDP bình quân đầu người là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN.
b. Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế. Tỷ suất doanh lợi càng lớn là nhân tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN.
c.Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên
Đối với các nước đang phát triển và nguồn tài nguyên phong phú thì nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN.
d. Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước
Nhân tố này phụ thuộc vào:
_ Quy mô tổ chức của bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của nó. _ Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhà nước đảm nhận trong thời kỳ. _ Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước.
Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí Nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của nhà nước sẽ dẫn đến tỷ suất thu NSNN tăng.
e. Tổ chức bộ máy thu nộp
Tổ chức bộ máy thu nộp sẽ ảnh hưởng tới thu NSNN. Nếu bộ máy thu nộp được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả cao, chống thất thu do trốn, lậu thuế thì sẽ là nhân tố tích cực làm tăng thu NSNN.
2. Những nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN
_ Trong lịch sử, xác lập hệ thống thu ( nhất là hệ thống thuế ) thường có hai nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc thu thuế theo lợi ích:
Theo nguyên tắc này, việc thiết lập hệ thống thuế phải căn cứ vào lợi ích người nộp thuế có thể nhận được từ hàng hoá xã hội mà Nhà nước cung cấp. Tuy nhiên, trên thực tế khó mà xác định được mức độ lợi ích mà từng người nộp thuế có thể nhận được từ việc cung cấp hàng hoá xã hội của Nhà nước. Mặt khác, việc thu thuế của Nhà nước không chỉ nhằm trang trải các chi phí Nhà nước bỏ ra để sản xuất hàng hoá xã hội mà còn nhằm vào mục đích xã hội khác như trợ cấp, cứu tế... Do vậy, nếu sử dụng nguyên tắc này trong việc thiết lập hệ thống thu sẽ thu hẹp các chức năng xã hội của Nhà nước.
Theo nguyên tắc này, việc thiết lập hệ thống thuế căn cứ vào khả năng thu nhập của mỗi người. Nguyên tắc này có nhược điểm là khó xác định một cách chính xác, đầy đủ khả năng thu nhập của người nộp thuế và phải tạo ra nhiều mức thuế mới đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc này.
Do vậy, hai nguyên tắc trên được coi như những quan điểm định hướng cho việc thiết lập một hệ thống thuế, chứ không thể là nguyên tắc để thực thi.
_ Trong cải cách thuế hiện nay ở nước ta, người ta thường đưa ra các nguyên tắc cụ thể sau đây:
a. Nguyên tắc ổn định và lâu dài
Theo nguyên tắc này, trong những điều kiện hoạt động kinh tế bình thường cần thiết phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế, không gây xáo trộn thuế trong nền kinh tế.
b. Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng
Theo nguyên tắc này, việc thiết lập hệ thống thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế. Việc thiết lập hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của người chịu thuế.
c. Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn
Nguyên tắc này yêu cầu các sắc thuế được quy định trong luật phải thể hiện đầy đủ các tiêu thức ( đối tượng nộp, đối tượng tính, mức thu, thủ tục nộp,...).
d. Nguyên tắc đơn giản
Theo nguyên tắc này, mỗi sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế suất, có thể tiến đến áp dụng một thuế suất, cần xác định rõ mục tiêu chính và không nên đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế.
e. Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế
Thiết lập hệ thống thuế phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế về đối tượng tính thuế, phương thức thu nộp, thuế suất
3. Biện pháp bồi dƣỡng nguồn thu NSNN
Muốn tăng trưởng nền kinh tế phải có số vốn lớn và phải huy động tối đa các nguồn tài chính để dùng cho đầu tư phát triển kinh tế và cần phải đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. Để bồi dưỡng nguồn thu NSNN cần phải thực hiện các giải pháp sau:
_ Thứ nhất, Nhà nước bên cạnh việc khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách thì cũng cần phải dành kinh phí thoả đáng để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá huỷ tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.
_ Thứ hai, chính sách thuế Nhà nước phải vừa huy động được cho Nhà nước, phải vừa khuyến khích tích tụ vốn của doanh nghiệp và dân cư. Vì vậy, cần phải ổn định mức huy động bằng thuế của Nhà nước và phải sửa đổi, bổ sung chính sách thuế cho phù hợp với thu nhập của các doanh nghiệp và của dân cư.
_ Thứ ba, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt NSNN cần được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân. Nếu Nhà nước vay quá lớn, dân sẽ không cải thiện được đời sống, không còn khả năng tự đầu tư để phát triển, giải quyết những vấn đề mà Nhà nước chưa giải quyết được như thu nhập, việc làm đồng thời khó khăn trong việc tạo ra nguồn tài chính mới.
_ Thứ tư, Nhà nước sử dụng vốn NSNN để đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trên những ngành, những lĩnh vực then chốt nhằm định hướng phát triển kinh tê - xã hội và tạo ra nguồn tài chính mới. Bên cạnh đó, Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào con người, đào tạo
nghề, nâng cao dân trí, phát triển khoa học, chăm sóc sức khoẻ để có một đội ngũ lao động có tay nghề cao, năng suất lao động cao.
_ Thứ năm, Nhà nước phải giảm chi tiêu cho tiêu dùng, tinh giản bộ máy Nhà nước, cải cách bộ máy hành chính để tích luỹ vốn chi đầu tư, đồng thời khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng dành vốn cho đầu tư phát triển.