TÓM TẮT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 25)

1. Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa khác. Tiền tệ ra đời cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. 2. Tiền tệ có bốn chức năng: chức năng đo lường giá trị, chức năng trung gian trao đổi, chức năng dự trữ giá trị, chức năng thanh toán. Các chức năng này giúp chúng ta có thể phân biệt hàng hóa thông thường với hàng hóa tiền tệ.

3. Tiền tệ tiến hóa qua rất nhiều hình thái: từ những hình thái thô sơ ban đầu cho đến những hình thái hiện đại như ngày nay. Đó là các hình thái: hóa tệ, tín tệ, bút tệ (tiền ghi sổ) và tiền điện tử.

4. Các khối tiền trong lưu thông tập hợp các phương tiện được sử dụng chung làm phương tiện trao đổi, được phân chia tùy theo “độ lỏng” của các phương tiện đó trong những khoảng thời gian nhất định của một quốc gia. Có 4 khối tiền tề đó là khối tiền tệ M1, M2, M3, L trong đó M1

5. Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước, được xác định bằng luật pháp, dựa trên một cơ sở nhất định gọi là bản vị tiền tệ. Có các chế độ tiền tệ sau: Chế độ đơn bản vị bạc và chế độ đơn bản vị vàng, chế độ song bản vị, chế độ bản vị ngoại tệ và chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu).

6. Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước,… cần để thỏa mãn các nhu cầu chi dùng của mình. Các loại cầu tiền bao gồm: cầu tiền cho đầu tư, cầu tiền cho tiêu dùng, cầu tiền cho dự phòng. Cầu tiền chịu ảnh hưởng bới các nhân tố khác nhau.

7. Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo cho các nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như các nhu cầu chi tiêu khác của nền kinh tế - xã hội. Ngân hàng trung ương cung ứng tiền vào lưu thông qua các kênh: kênh tín dụng, kênh thị trường mở, kênh ngân sách, kênh thị trường hối đoái.

8. Đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa đúng cho lạm phát cũng như những tác động do lạm phát mang lại. Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả. Có quan điểm cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ… của quốc gia vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối tiền lớn hơn vàng khiến cho giá cả tăng lên ở mọi lúc mọi nơi. Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế chia lạm phát thành 3 loại khác nhau: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

9. Lạm phát xuất phát từ nhiều nguyên nhân và gâu ra nhiều hậu quả không mong muốn. Ngoại trừ trường hợp lạm phát vừa phải có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, còn lại nói chung lạm phát đều ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, buôn bán,tiền tệ - tín dụng, và trong lĩnh vực tài chính nhà nước. Trong từng trường hợp cụ thể, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tình thế và biện pháp mang tính chiến lược nhằm khắc phục lạm phát.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tài chính tiền tệ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)