V. Một số tổ chức TCQT chủ yếu (1 tiết)
1. Chƣơng trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP)
a. Lịch sử hình thành
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào hiến chương LHQ, các nước mới giành được độc lập đưa ra yêu cầu bức thiết được viện trợ để thoát nạn nghèo đói. Tiếp đó, các nước XHCN, Mỹ, các nước Tư bản khác, các nước đang phát triển... với các ý đồ khác nhau, đều tán thành sự cần thiết của “ viện trợ của LHQ ”.
_ Năm 1944: Cơ quan “ Cứu trợ và tái thiết ” của LHQ ( UNRRA) ra đời nhằm giúp đỡ khẩn cấp sau chiến tranh.
_ Năm 1949: “ Chương trình mở rộng về viện trợ kỹ thuật ” của LHQ ( PEAT) ra đời, chủ yếu giúp trang bị kỹ thuật.
_ Năm 1959: “ Quỹ đặc biệt” của LHQ ( FS) được thành lập tập trung giải quyết yêu cầu “ tiền đầu tư ”.
_ Năm 1966: UNDP ra đời trên cơ sở hợp nhất PEAT và FS với chức năng kết hợp cả viện trợ kỹ thuật và tiền đầu tư.
b. Cơ cấu tổ chức
UNDP là một tổ chức trực thuộc Đại hội đồng LHQ, mọi thành viên của LHQ đều được tham gia UNDP mà không cần thủ tục kết nạp.
_ Trụ sở chính tại Newyork. Đại hội đồng UNDP mỗi năm họp 2 lần: đầu năm tại Newyork, giữa năm tại Geneve.
_ Đứng đầu UNDP là một tổng giám đốc do Tổng thư ký LHQ chỉ định. Hội đồng quản trị UNDP gồm 48 thành viên. Bộ máy điều hành của UNDP dưới quyền Tổng giấm đốc gồm 4000 người.
_ UNDP đã đặt văn phòng đại diện tại phần lớn các nước hội viên của LHQ.
_ UNDP được LHQ giao cho việc quản lý các quỹ mới thành lập của LHQ như Quỹ trang thiết bị, Quỹ người tình nguyện, Quỹ tự phục hồi về thăm dò dầu mỏ, Quỹ đặc biệt cho các nước không bờ biển...
c. Nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn của UNDP
_ Việc phân phối vốn viện trợ của UNDP được thực hiện theo nguyên tắc: + Khoảng 15% dành cho các chương trình quốc tế và khu vực.
+ Phần còn lại được phân bổ cho các nước đang phát triển tỉ lệ nghịch với GDP tính theo đầu người, và tỉ lệ thuận với dân số ( trong phạm vi 100 triệu dân); trong đó ưu tiên cho các nước có GDP tính theo đầu người dưới 500 USD, đặc biệt ưu tiên đối với 44 nước được LHQ công nhận là kém phát triển nhất.
+ Ngoài ra, UNDP còn dành một khoản dự trữ nhỏ cho các nước mới độc lập, viện trợ khẩn cấp.
d. Các nguyên tắc và chính sách công khai về hoạt động của UNDP
Mục tiêu chung của UNDP là giúp các nước giải quyết các vấn đề khó khăn về kinh tế, kỹ thuật bằng chuyển giao kỹ thuật mới hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho đầu tư, nhằm giúp tiến tới tự lực cánh sinh trong phát triển kinh tế.
Các chương trình viện trợ của UNDP được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau: _ Hoàn toàn công bằng và vô tư trong viện trợ.
_ Tôn trọng quyền tự quyết: viện trợ theo đúng hình thức và phương thức nước chủ nhà yêu cầu.
_ Giúp các nước nhận viện trợ tiến lên về tự lực kinh tế, tránh để viện trợ biến các nước này thành phụ thuộc nước ngoài.
_ Không được dùng viện trợ làm phương tiện xâm nhập về kinh tế và không được kèm điều kiện chính trị hay một sự phân biệt đối xử nào.
_ Yêu cầu với nước chủ nhà: cung cấp thông tin cần thiết cho hoạt động viện trợ, lập và duy trì một cơ cấu chính quyền thích hợp để Chính phủ tiếp thu và điều phối viện trợ, xem xét nghiêm túc kiến nghị của UNDP, hỗ trợ thực hiện chương trình, dự án.
Các nguyên tắc cơ bản trên đây trong từng thời kỳ được thể chế hoá bằng những quy định cụ thể.
e. Quan hệ của Việt nam với UNDP
_ Thời kỳ 1975- 1978: Đây là thời kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi cho quan hệ giữa Việt nam và UNDP và các tổ chức quốc tế. Mặc dù tới năm 1977 Việt nam mới trở thành thành viên của LHQ, nhưng sau giải phóng miền Nam ( 5/1975) Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã có quyết định 30/3 giúp Việt nam xây dựng lại đất nước. UNDP đã thông báo chỉ tiêu viện trợ còn lại ( 4.9 triệu USD) của chính quyền Sài Gòn cũ và cho phép sử dụng, đồng thời vào đầu năm 1976 UNDP lại thông báo cho Việt nam chỉ tiêu viện trợ cho toàn khoá 1977- 1981. Thời gian này UNDP đã cử đoàn cán bộ vào giúp Việt nam lập chương trình, đặt văn phòng đại diện tại Hà nội. Bình quân mỗi năm Việt nam nhận được khoảng 150 triệu USD viện trợ của các tổ chức quốc tế.
_ Thời kỳ 1979- 1981:
Do ảnh hưởng của yếu tố chính trị từ sự kiện Campuchia, từ quan hệ Việt nam - Trung Quốc và từ sự bao vây kinh tế của Mỹ, thời kỳ này quan hệ của Việt nam với UNDP cũng như các tổ chức quốc tế xấu đi rõ rệt. UNDP rất khắt khe trong việc thực hiện các chương trình đối
với Việt nam: các chương trình, dự án viện trợ mới không được thông qua; những chương trình, dự án đã được thông qua thì thực hiện với tốc độ rất chậm. Bình quân mỗi năm Việt nam chỉ nhận được khoảng 40 triệu USD viện trợ của các tổ chức quốc tế.
_ Thời kỳ 1982-1988:
Thời kỳ này quan hệ giữa Việt nam với UNDP và các tổ chức quốc tế dần dần được cải thiện. Bình quân mỗi năm Việt nam nhận được khoảng 60 triệu USD viện trợ của các tổ chức quốc tế. Năm 1986 UNDP đã thông qua chương trình viện trợ cho tài khoá 1987-1991 với tổng giá trị 70 triệu USD cho Việt nam.
_ Thời kỳ 1989 đến nay:
Với sự kiện Việt nam rút quân khỏi Campuchia và những thành công trong chính sách đối ngoại, thời kỳ này quan hệ giữa Việt nam với UNDP và các tổ chức quốc tế tốt dần lên. Các chương trình, dự án đối với Việt nam được thông qua ngày càng dễ dàng, đặc biệt Việt nam được tài trợ 90 triệu USD cho tài khoá 1992- 1996.