Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật của Nhà nƣớc về phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 83)

- Tổ chức tổng kết hoạt động Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục

3.1.2. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật của Nhà nƣớc về phổ biến, giáo dục pháp luật

của Nhà nƣớc về phổ biến, giáo dục pháp luật

Cùng với việc quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, để bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự thì cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trên bình diện phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, có thể nói, văn

bản quy phạm pháp luật đầu tiên, cụ thể và trực tiếp điều chỉnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta là Chỉ thị số 315/CT ngày 07/12/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo

dục pháp luật. Bước chuyển quan trọng, đánh dấu sự quan tâm mạnh mẽ và sự chỉ đạo sâu sát của Nhà nước ta đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/01/1998

Về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn

hiện nay; Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg Về việc ban hành Kế hoạch triển

khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và

thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hai văn

bản quy phạm pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành, các địa phương triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách mạnh mẽ hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Từ năm 2003, việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được tăng cường. Ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg Phê duyệt

Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007. Ngày

12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg

Phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012, trong đó đề ra mục tiêu chung là:

Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên toàn quốc, góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật [34, tr. 5].

Ngày 25/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg Về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.

Mới đây nhất, nhằm tạo ra công cụ có giá trị pháp lý cao hơn điều chỉnh lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, Nhà nước ta đã xây dựng, ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó:

Quy định quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật [23, Điều 1].

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012, gồm 5 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.

Đối với công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tố tụng nói

chung, hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng, các văn bản pháp luật của Nhà

nước ta cũng đã đưa những quy định tương đối cụ thể, rõ ràng:

- Luật Công an nhân dân quy định về một trong những nhiệm vụ,

quyền hạn của của Công an nhân dân là “thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ

quốc” [19, Điều 14, Khoản 5].

- Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân nêu rõ: “Trong phạm vi chức

năng nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm...tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;

nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật” [20, Điều 7].

- Luật Tổ chức Toà án nhân dân quy định: “Bằng hoạt động của mình,

Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh

phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.” [21, Điều 1].

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)