động xét xử hình sự của Tòa án
động xét xử hình sự của Tòa án có thể hiểu: Chủ thể giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự là tất cả những người mà theo chức năng, nhiệm vụ phải tham gia vào việc hiện thực hóa mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật khi tiến hành hoạt động xét xử vụ án hình sự.
Chủ thể của hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự về cơ bản là những chủ thể không chuyên nghiệp. Các chủ thể này tuy không có chức năng chính là giáo dục pháp luật nhưng một trong các nhiệm vụ của họ là bằng hoặc thông qua hoạt động xét xử hình sự để hiện thực hóa mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật. Tuy là các chủ thể không chuyên nghiệp nhưng với vị thế, uy tín nghề nghiệp và trình độ ý thức pháp luật cao, chủ thể của hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự lại đóng vai trò trực tiếp trong việc hướng dẫn, phổ biến chính sách pháp luật hình sự tới các đối tượng xã hội khi tiến hành hoạt động xét xử hình sự.
Chủ thể giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự trước hết là các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên giữ quyền công tố, Thư ký phiên tòa, Luật sư... Tuy các chủ thể này có những biện pháp, cách thức tác động khác nhau để giáo dục pháp luật cho các đối tượng, nhưng đều hướng tới việc hoàn thành nhiệm vụ xét xử và đạt được mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật.
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (Hội đồng xét xử) là những người