- Tổ chức tổng kết hoạt động Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục
2.2.2. Những kết quả đạt đƣợc và tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của ngành Tòa án tỉnh
dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của ngành Tòa án tỉnh
2.2.2.1. Những kết quả đạt được
phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong quá trình xét xử các vụ án hình sự, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử án hình sự được Toà án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân các huyện xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, bởi vì bản án của Toà án hình sự là kết quả của các giai đoạn tố tụng trước đó, là phán quyết chính thức của Nhà nước đối với một người rằng họ có tội hay không có tội, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý quan trọng đối với các cá nhân và tổ chức. Qua đó thể hiện có hay không chất lượng, uy tín hoạt động của cả hệ thống các cơ quan tư pháp. Sức mạnh của Toà án hình sự được thể hiện ở chỗ nó là công cụ bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật và công bằng xã hội thông qua chức năng xét xử hình sự.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, ngành Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho cả trên phương diện hoạt động xét xử hình sự cũng như trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự. Những kết quả đạt được thể hiện trên các mặt sau đây:
a) Trong công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung
Theo Quyết định số 2957/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ngày 21/8/2013 Về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo
dục pháp luật tỉnh Thanh Hóa, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh là Ủy viên
Hội đồng [48]. Tương tự, Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trong tỉnh cũng là Ủy viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện. Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Hội đồng, Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân huyện đã có sự chủ động, tích cực trong việc xây dựng chương trình hoạt động của ngành; phối hợp chặt chẽ với Hội đồng
cùng cấp làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung và lực chọn các hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng theo từng Đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Một số thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân huyện đã được bổ nhiệm làm Báo cáo viên pháp luật cùng cấp; đã có sự chủ động tham gia các lớp tập huấn, trau dồi trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật mỗi khi được giao nhiệm vụ.
Về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật chung, ngành Tòa án tỉnh
Thanh Hóa thường được Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp giao nhiệm vụ tập trung phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật liên quan nhiều đến hoạt động chuyên môn của ngành Tòa án, như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Lao động... Các cán bộ, công chức ngành Tòa án tỉnh làm công tác giáo dục pháp luật đã có sự tìm tòi phương pháp giáo dục sinh động, hấp dẫn, phù hợp với khả năng nhận thức của các nhóm đối tượng, được dư luận xã hội đánh giá cao.
Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chung, ngành Tòa án tỉnh
cũng đã chủ động tham gia thực hiện nhiều hình thức giáo dục nhằm đưa kiến thức pháp luật đến được với cán bộ, công chức và nhân dân một cách nhanh chóng, kịp thời, như: tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản pháp luật mới cho cán bộ, công chức của ngành Tòa án; tham gia biên soạn, in ấn, phát hành các loại tài liệu pháp luật để phát cho các nhóm đối tượng; tham gia viết tin, bài phản ánh nội dung các vụ án đã được xét xử để đăng trên Báo Thanh Hóa, phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; tổ chức triển khai
“Ngày pháp luật” tại cơ quan, đơn vị, địa phương bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đảm bảo đúng chủ đề “Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao. Thông qua các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng, phong phú đó, các cán bộ, công chức ngành Tòa án tỉnh đã giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức pháp luật, hiệu quả công tác chuyên môn, ứng xử đúng pháp luật khi giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình [41].
b) Trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân huyện
Xác định rõ công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự là một mặt công tác trọng tâm của ngành, Tòa án nhân dân tỉnh và các Tòa án nhân dân huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thường xuyên quán triệt, đôn đốc, nhắc nhở việc triển khai thực hiện mặt công tác này trong toàn thể cán bộ, công chức của ngành, coi đó là nhiệm vụ của mỗi người. Nhờ đó, trong những năm qua, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân huyện đã đạt được những kết quả quan trọng, thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, xác định chủ thể giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự là
nhân tố giữ vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng có tính quyết định đến hiệu quả giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm chăm lo, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tòa án vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có phương pháp và kỹ năng
tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại phiên tòa nói chung, phiên tòa hình sự nói
riêng. Riêng đối với công tác giáo dục pháp luật, từ năm 2009 đến cuối năm 2013, Tòa án nhân dân tỉnh đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao mở được
5 lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến pháp luật tại phiên tòa, thu hút trên 400 Thẩm phán, Thư ký phiên tòa của Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân của 27 huyện, thị xã, thành phố tham dự. Hầu hết Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh đã được tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ xét xử và kỹ năng tuyên truyền pháp luật tại phiên tòa do Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Trường Cán bộ Tòa án mở, đạt yêu cầu cao về chất lượng [40]. Nhờ đó, đa phần cán bộ, công chức ngành Tòa án tỉnh đã có được những kỹ năng cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, sẵn sàng đáp ứng tốt nhiệm vụ giáo dục pháp luật tại phiên tòa.
Thứ hai, hình thức giáo dục pháp luật chủ yếu, phù hợp với giáo dục
pháp luật thông qua phiên tòa xét xử hình sự, được ngành Tòa án tỉnh Thanh
Hóa tập trung khai thác, sử dụng là tuyên truyền miệng trong phiên tòa xét xử
hình sự tại trụ sở Tòa án. Hàng năm, Tòa án nhân dân tỉnh và các Tòa án
nhân dân huyện đều xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật bằng tuyên truyền miệng theo từng quý và từng tháng, có cơ chế phối hợp với các cơ quan hữu quan (Công an, Viện Kiểm sát nhân dân) trong việc triển khai thực hiện.
Từ việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm vững các quy định pháp luật có liên quan, sau khi có quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử có lồng ghép giáo dục pháp luật, Thẩm phán, Thư ký phiên tòa và các thành viên Hội đồng xét xử cùng thống nhất xây dựng nội dung giáo dục pháp luật tại phiên tòa; lựa chọn những vấn đề cốt lõi của vụ án và liên hệ với các quy phạm pháp luật liên quan nhằm làm rõ mối quan hệ giữa nội dung vụ án và các văn bản quy phạm pháp luật, từ đó xây dựng những nội dung cần giáo dục tại phiên tòa hình sự. Những nội dung giáo dục pháp luật được quán triệt và chủ động lồng ghép trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa, bảo đảm được hiệu quả giáo dục pháp luật cao.
đến cuối năm 2013, Tòa án nhân dân các huyện trong tỉnh đã xét xử 5159 vụ án hình sự với 9556 bị cáo. Trong số đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là số vụ án có bị cáo phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy (theo Điều 194 Bộ luật Hình sự) với 1395 vụ (27.04%) và 1637 bị cáo
(17.13%); tiếp đến là tội trộm cắp tài sản với 1093 vụ (21.10%) và 1916 bị cáo (20.05%) [41]. Với thẩm quyền của mình, từ năm 2009 đến năm 2012 Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã giải quyết theo trình tự phúc thẩm đối với 1.057 vụ án hình sự của Toà án nhân dân cấp huyện; trong đó, thay đổi hình phạt đối với 152 bị cáo do có tình tiết mới tại cấp phúc thẩm (bị cáo tích cực
khắc phục hậu quả), huỷ án 21 vụ án. Như vậy, phần lớn xét xử theo trình tự
phúc thẩm đều giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Về kết quả hoạt động xét xử hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá: Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2013, đã xét xử 318 vụ án với 551 bị cáo; trong đó có 104 vụ án giết người với 171 bị cáo, 95 vụ án tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với 155 bị
cáo, 23 vụ án hiếp dâm trẻ em với 27 bị cáo [40]. Từ năm 2009 đến năm 2012, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã xét xử phúc thẩm 175 vụ án hình sự do Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá xét xử sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; trong đó, sửa tăng hình phạt 5 vụ, sửa giảm án 21 vụ (chủ yếu do có tình tiết mới tại phiên toà phúc thẩm) và huỷ án 7 vụ.
Trong phần lớn các vụ án xét xử hình sự tại trụ sở Tòa án, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng chuẩn bị chu đáo nội dung và lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật ngay tại phiên tòa, bảo đảm được hiệu quả giáo dục pháp luật; qua đó, góp phần nâng cao trình độ kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các nhóm đối tượng xã hội.
Thứ ba, Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân các huyện, thị xã,
luật thông qua phiên tòa hình sự xét xử lưu động. Thực hiện kế hoạch đã đề ra, hàng năm, hàng quý, Tòa án chủ động phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan Công an cùng cấp lựa chọn những vụ án hình sự có tính chất điển hình, được dư luận xã hội quan tâm để tổ chức xét xử lưu động ngay tại địa phương xảy ra vụ án hoặc tại nơi bị cáo sinh sống trước đây, có sự chủ động lựa chọn kỹ lưỡng về địa điểm, thời gian xét xử, chuẩn bị chu đáo về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự xét xử lưu động.
Từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2013, Tòa án nhân dân cấp huyện trong tỉnh đã tổ chức xét xử lưu động 398 vụ án hình sự; tất cả các phiên xét xử lưu động này đều chủ động lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật. Trong số các vụ xét xử lưu động đó, có 194 vụ bị cáo phạm tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (theo Điều 194 Bộ luật Hình
sự), chiếm 48.74%; có 64 vụ bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản (theo Điều 138 Bộ luật Hình sự), chiếm 16.08%; 40 vụ bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (theo Điều 104 Bộ luật Hình
sự), chiếm 10.05%; 21 vụ bị cáo phạm tội cướp tài sản, chiếm 05.27%. Về phía Tòa án nhân dân tỉnh, cũng trong khoảng thời gian trên, đã đưa ra xét xử lưu động 12 vụ án hình sự; trong đó có 06 vụ bị cáo phạm tội giết người, chiếm 50%; 04 vụ bị cáo phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy (theo Điều 194 Bộ luật Hình sự), chiếm 33.33% [41].
Tất cả các vụ án hình sự được đưa ra xét xử lưu động đều lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật, đưa ra được những bản án nghiêm khắc, đúng người, đúng tội; được dư luận xã hội đồng tình và mang tính giáo dục pháp luật cao.
2.2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của ngành Tòa án tỉnh Thanh Hóa cũng còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định, làm
- Công tác phối hợp giáo dục pháp luật trong giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh giữa ngành Tòa án với các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn còn thiếu đồng bộ, nhịp nhàng, gắn kết. Sự phối hợp còn mang nặng tính hình thức, chủ yếu trê giấy từ mà ít được hiện thực hóa trong thực tế; vẫn còn tình trạng mạnh cấp ngành nào thì cấp ngành đó thực hiện. Có tình trạng này là do thiếu hoặc không có cán bộ chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành chủ yếu là “cơ cấu theo ban, ngành”, làm việc kiêm nhiệm, thiếu kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền nên hiệu quả phối hợp còn thấp. Hệ quả tất yếu là ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân chưa cao; tình hình tội phạm ở Thanh Hoá vẫn có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước cả về số vụ cũng như tính chất phức tạp của nhiều loại hình tội phạm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động áp dụng pháp luật, giáo dục pháp luật trong xét xử án hình sự.
- Sự phối kết hợp giữa chính các cơ quan tiến hành hoạt động tố tụng (Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân) trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phối hợp giáo dục pháp luật tại phiên tòa xét xử hình sự cũng còn nhiều hạn chế. Ở cấp huyện, từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2013 có 35 vụ án với 44 bị cáo phải đình chỉ; 197 vụ án hình sự với 465 bị cáo Tòa án phải trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát, trong đó có 9 vụ Tòa án trả hồ sơ nhưng Viện Kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của Toà án [41]. Ở cấp tỉnh có 27 vụ án với 76 bị cáo Tòa án tỉnh phải trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát tỉnh [40]. Tình trạng đó không khỏi khiến dư luận xã hội băn khoăn, nghi ngờ năng lực của các cơ quan tố tụng, ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục pháp luật.
- Nội dung giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự có thể do nhiều chủ thể thực hiện nên không loại trừ có sự mâu thuẫn trong việc đánh giá tình tiết,