Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 105)

- Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, một trong những hình thức phổ

3.2.3.2.Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

truyền tại phiên tòa, tùy theo tỷ lệ thống kê tội phạm tại từng khu vực, địa bàn cụ thể, phụ thuộc vào tình hình các loại tội phạm mà Tòa án địa phương thường phải xét xử, chủ thể giáo dục pháp luật có thể chủ động đề xuất với lãnh đạo ngành Tòa án xây dựng những chuyên đề giáo dục pháp luật có tính chất hẹp, chuyên sâu hơn để giáo dục tại phiên tòa nhằm ngăn ngừa diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm ở khu vực. Chẳng hạn, thống kê các vụ án hình sự đã được xét xử tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy các tội về ma túy thường chiếm tỷ lệ cao. Từ thực tế đó, Tòa án ở khu vực này có thể đề xuất xây dựng thêm chuyên đề “Các tội phạm về ma túy theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan” nhằm giáo dục kỹ hơn cho các đối tượng xã hội ở khu vực này, giúp họ hiểu sâu hơn về tính chất, mức độ và hình phạt dành cho loại tội phạm này; qua đó, góp phần hạn chế, ngăn ngừa phần nào các tội phạm ma túy.

3.2.3.2. Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự động xét xử hình sự

Phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án là tổ hợp những cách thức tác động được chủ thể sử dụng nhằm truyền đạt, chuyển hóa các nội dung giáo dục pháp luật thành kiến thức, hiểu biết pháp luật của đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp luật; qua đó, hiện thực hóa mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật cho đối tượng. Về nguyên tắc, nội dung giáo dục nào thì phải sử dụng phương pháp giáo dục tương ứng, phù hợp mới có thể đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn. Để có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự thì việc đổi mới phương pháp giáo dục cần tập trung vào các vấn đề sau:

động xét xử hình sự theo kiểu truyền đạt có tính chất áp đặt; chủ thể cần tăng cường hơn nữa sự liên hệ, vận dụng thực tiễn đời sống pháp luật ngoài xã hội, các sự việc, tình huống, tình tiết gắn liền với vụ án... vào nội dung giáo dục, tạo sự sinh động, hấp dẫn, kích hoạt tư duy của các đối tượng; qua đó, giúp khắc sâu nội dung pháp luật vào trí nhớ của họ.

- Sử dụng tổng hợp, linh hoạt nhiều phương pháp giáo dục pháp luật trong cùng một phiên tòa hình sự phù hợp với nội dung chuyên đề giáo dục cụ thể mà chủ thể có kế hoạch phổ biến, tuyên truyền. Trong quá trình chuyển tải các nội dung pháp luật cho đối tượng, chủ thể giáo dục không nên chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất (thuyết trình, lập luận theo lối độc thoại, diễn giải pháp luật...), mà phải kết hợp chặt chẽ nhiều phương pháp với nhau để giải quyết nội dung pháp luật cần truyền đạt. Đối với mỗi nội dung pháp luật lại phải sử dụng một phương pháp chủ đạo và các phương pháp hỗ trợ khác. Vấn đề ở đây là phải sử dụng đúng đắn, hợp lý các phương pháp thì việc giáo dục pháp luật cho các đối tượng mới có thể đạt được hiệu quả cao.

- Trong quá trình giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự, chủ thể giáo dục không được quá thiên về diễn giải, mà có thể giới thiệu vắn tắt những diễn biến, nội dung chính của vụ án; có thể đặt câu hỏi, gợi mở những vấn đề, tình huống pháp lý và dành thời gian để những người tham dự phiên tòa hình sự phát biểu ý kiến, nêu lên những điểm còn gây nghi ngại, thắc mắc đối với họ... Trên cơ sở đó, chủ thể phân định các luồng ý kiến và đưa ra kết luận cuối cùng nhằm giải đáp thắc mắc của những người tham dự; cũng có nghĩa là chúng ta đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự theo phương châm khoa học, hiện đại “lấy người nghe làm trung tâm”. Những biện pháp đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật này có tác dụng kích thích sự hứng thú, tăng cường tính tích cực, chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức pháp luật trong hoạt động nhận thức của những người tham dự, theo dõi phiên tòa.

- Tại phiên tòa xét xử hình sự, phương pháp giáo dục pháp luật có tính xuyên suốt, mang lại hiệu quả cao là phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào từng thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử, từ giai đoạn chuẩn bị xét xử cho tới giai đoạn sau khi tuyên án.

+ Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công là chủ toạ

phiên toà phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, chuẩn bị kỹ năng, nội dung, trình tự xét hỏi đối với từng đương sự, bị cáo, người làm chứng..., phải cân nhắc kỹ thành phần những người được mời đến dự phiên toà hình sự nhằm nâng cao, mở rộng hợp lý tác động giáo dục, phòng ngừa của việc xét xử, đặc biệt là trong những vụ án liên quan đến người chưa thành niên. Toà án cũng phải lựa chọn hình thức, địa điểm xét xử (xét xử tại trụ sở Toà án hay xét xử lưu động), phân công và kiểm tra việc chuẩn bị phòng xét xử với những phương tiện, điều kiện cần thiết nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động xét xử hình sự có lồng ghép việc giáo dục pháp luật.

+ Ở giai đoạn bắt đầu phiên toà, phương pháp giáo dục là phổ biến,

truyền đạt các quyền và nghĩa vụ của từng người tham gia tố tụng, đồng thời giúp họ hiểu rõ trách nhiệm, hậu quả pháp lý bất lợi nếu vi phạm những quy định đó. Những người tham gia tố tụng hình sự tại phiên tòa sẽ có được nhận thức tối thiểu về tính tôn nghiêm của Toà án, về vị trí, quyền và trách nhiệm cá nhân của mình trong suốt quá trình xét xử, tạo nên ở họ sự chú ý, quan tâm và một tâm thế sẵn sàng tôn trọng, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật tố tụng.

+ Ở giai đoạn xét hỏi, tranh luận tại phiên toà, phương pháp giáo dục

mà chủ thể cần sử dụng là phân tích, xác định các quy định pháp luật làm căn cứ cho việc xét xử, truy tố, buộc tội hay gỡ tội. Phương pháp giáo dục pháp luật trong phiên tòa hình sự đòi hỏi phải làm rõ hành vi vi phạm của bị cáo đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm không, nếu không thì tại sao và nếu có thì là tội gì, tương ứng với hình phạt ở khoản, điểm nào của điều luật số bao

nhiêu quy định trong Bộ luật Hình sự trên cơ sở tính đến các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ. Trong vụ án hình sự cần làm tốt các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng bảo đảm cho Kiểm sát viên hỏi, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ cáo trạng; bảo đảm cho người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác thực hiện tranh luận, trình bày ý kiến, đưa ra yêu cầu của mình xung quanh việc luận tội của Viện Kiểm sát để việc tranh luận tại phiên toà được bình đẳng, dân chủ, công khai, giúp tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

+ Ở giai đoạn nghị án và công bố bản án, quyết định của Toà án, hiệu

quả của phương pháp giáo dục pháp luật (tính thuyết phục) được thể hiện trong nội dung và hình thức của bản án, quyết định của Toà án; các căn cứ cho việc kết luận có tội hay vô tội, xác định tội danh và hình phạt trong vụ án hình sự; xác định các điều kiện, nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp hay hành vi phạm tội, kiến nghị và đề xuất với các cơ quan, tổ chức hữu quan nhằm hạn chế hậu quả do các hành vi đó gây ra, loại trừ dần các nguyên nhân và điều kiện phát sinh. Tác dụng giáo dục pháp luật của bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự phát huy tốt khi trong quá trình nghị án, Hội đồng xét xử chỉ căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.

+ Ở giai đoạn sau khi tuyên án, phương pháp giáo dục pháp luật tại

phiên tòa chủ yếu là phương pháp giải thích pháp luật, giúp cho bị cáo, người bị hại, đại diện hợp pháp của bị cáo, đại diện hợp pháp của người bị hại và các đương sự biết về quyền kháng cáo của họ theo luật định. Đối với những vụ án quan trọng, được đông đảo nhân dân quan tâm theo dõi, sau phiên toà, chủ thể sử dụng phương pháp thông tin pháp luật, cung cấp những thông tin chính thức về trình tự, thủ tục, kết quả vụ án đã xét xử để phóng viên các cơ

quan truyền thông phản ánh về kết quả xử án; qua đó, tác động tới việc huy động sức mạnh xã hội đấu tranh phòng chống tội phạm, đối với việc khắc phục những yếu kém trong hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật để quản lý kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tranh chấp, phát sinh tội phạm.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 105)