Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án phải luôn đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tòa án nhân dân các cấp

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 89 - 90)

- Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, một trong những hình thức phổ

3.1.4. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án phải luôn đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tòa án nhân dân các cấp

án phải luôn đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tòa án nhân dân các cấp

Chức năng chính của Toà án là tổ chức, thực hiện hoạt động xét xử, trong đó có xét xử hình sự. Mọi nhiệm vụ khác của Toà án đều nhằm thực hiện tốt nhất chức năng xét xử theo luật định, bao gồm cả nhiệm vụ giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự. Theo Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác [21, Điều 1]. Còn theo quy định tại khoản Điều 26 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Tòa án nhân dân có trách nhiệm: “Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho

nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn” [23, Điều 26]. Để thực hiện

nhiệm vụ giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử nói chung, xét xử hình sự nói riêng, Tòa án nhân dân các cấp cần xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất các chủ thể thuộc phạm vi quản lý của ngành thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn. Công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

của Tòa án các cấp cũng phải dựa trên nội dung, tinh thần của các văn bản đó nhằm bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan Tòa án cấp trên; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, nề nếp của công tác này.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)