Hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 47)

- Vai trò giáo dục pháp luật của Kiểm sát viên giữ quyền công tố phiên tòa hình sự thể hiện tập trung nhất qua Bản cáo trạng và kết luận của Kiểm sát

1.2.3.3.Hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án

hình sự của Tòa án

Hình thức giáo dục pháp luật thực chất là những cách thức tổ chức hoạt động mà thông qua đó, chủ thể giáo dục thực hiện công tác giáo dục pháp luật của mình. Tiếp cận từ góc độ này, có thể hiểu hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án là tập hợp các mô hình tổ

chức thực hiện giáo dục pháp luật; thông qua đó, chủ thể giáo dục pháp luật tiến hành chuyển tải nội dung giáo dục pháp luật bằng những phương pháp nhất định và hướng tới đạt được mục đích giáo dục pháp luật cho đối tượng.

Khác với các hình thức giáo dục pháp luật khác, hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự là cách thức tiến hành các hoạt động giáo dục pháp luật giữa chủ thể và đối tượng được giáo dục pháp luật. Có thể nhận thấy tính đặc thù của hình thức giáo dục pháp luật này là việc định hướng giáo dục pháp luật được thực hiện ngay trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Hình thức giáo dục này chủ yếu là do các cán bộ, công chức ngành Tòa án thực hiện nhằm hướng tới các đối tượng được pháp luật quy định; do đó, cần lựa chọn các hình thức giáo dục pháp luật phù hợp, đáp ứng được các mục đích, yêu cầu đã đặt ra. Việc lựa chọn hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự phải đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu như: Thứ nhất, việc lựa chọn hình thức giáo dục pháp luật phải phù hợp với đối tượng giáo dục pháp luật; Thứ hai, việc lựa chọn hình thức giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính khả thi trong địa bàn thực hiện công tác giáo dục pháp luật; Thứ ba, việc lựa chọn hình thức giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính hiệu quả, tính bao quát của hình thức được chọn lên đối tượng.

Các hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với hoạt động xét xử hình sự của Tòa án thường được áp dụng là:

- Tuyên truyền miệng về pháp luật ngay tại phiên tòa hình sự: Đây là

một hình thức tuyên truyền mà chủ thể giáo dục trực tiếp nói với người nghe về những quy định pháp luật liên quan đến vụ án hình sự đang được xét xử, trong đó chủ yếu là phổ biến, giải thích, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bị cáo và những người tham dự, theo dõi phiên tòa, hướng cho họ hành động theo các chuẩn mực pháp luật. Hình thức này giúp cho đối tượng hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về quyền,

- Hình thức giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo chí,

truyền thông: Hình thức giáo dục pháp luật này thường được áp dụng trong

quá trình xét xử vụ án hình sự tại các phiên tòa đang thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội. Trong các phiên tòa hình sự này sự tham gia của các phương tiện báo chí, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục cho không chỉ các đối tượng liên quan đến phiên tòa mà còn có tác dụng đối với cả những đối tượng khác trong xã hội. Đặc trưng của hình thức này là việc sử dụng các hình thức báo nói, báo viết, báo hình, các phương tiện truyền thanh cơ sở... Hình thức giáo dục pháp luật này đặc biệt có hiệu quả khi được thực hiện đối với các phiên tòa xét xử lưu động các vụ án hình sự rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc đối với các vụ án hình sự điểm đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, chú ý.

- Hình thức phát tài liệu giáo dục pháp luật ngay tại phiên tòa hình sự:

Đây vừa là một hình thức giáo dục pháp luật, vừa là phương tiện góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật. Tài liệu giáo dục pháp luật được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ dễ hiểu, rõ ràng, chính xác để các đối tượng có thể tiếp cận, nắm bắt các quy định pháp luật một cách dễ dàng, thuận lợi. Có thể nói, tài liệu giáo dục pháp luật là cẩm nang, phương tiện, công cụ hoạt động của những người làm công tác giáo dục pháp luật, tạo điều kiện cho họ đạt được những mục tiêu đề ra trong hoạt động giáo dục pháp luật.

Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về giáo dục pháp luật, có thể khẳng định: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án là việc Toà án hình sự trước phiên toà, tại phiên toà hoặc sau phiên toà thực hiện một cách có tổ chức, có chủ định việc cung cấp cho các đối tượng những tri thức, hiểu biết cụ thể về các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử hình sự đang được tiến hành, giúp hình thành ở đối tượng ý thức trách nhiệm, trạng thái tâm lý, tình cảm pháp luật đúng đắn, tạo cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật, qua đó hỗ trợ, củng cố và phát huy tác dụng của chính hoạt động xét xử hình sự của Tòa án.

Từ khái niệm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án, luận văn đã đi sâu phân tích những đặc trưng cơ bản của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự, chỉ ra những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt của nó so với các hình thức giáo dục pháp luật khác. Luận văn cũng tập trung làm rõ vai trò của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự đối với những người tham dự, theo dõi phiên tòa hình sự và đặc biệt là vai trò đối với bị cáo, thể hiện ở việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự giúp cho bị cáo nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội mà

bị cáo đã gây ra; cung cấp, trang bị những thông tin, kiến thức pháp luật cần

thiết cho bị cáo, giúp chuẩn bị tâm lý, tư tưởng, kiến thức pháp luật để bị cáo

yên tâm học tập, cải tạo trong quá trình chấp hành án phạt tù tại trại giam.

Luận văn cũng đi sâu phan tích, chỉ ra những nét đặc thù của các yếu tố cấu thành công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự, gồm mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÌNH SỰ CỦA TOÀ ÁN - QUA THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 47)