Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự cho đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 97 - 102)

- Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, một trong những hình thức phổ

3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự cho đội ngũ cán

giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án

Trong bất kỳ hoạt động nào, vai trò quyết định sự thành công, hiệu quả của nó luôn thuộc về yếu tố con người. Chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án, do đó, chắc chắn cũng chịu sự quyết định bởi đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa

án có chức năng, nhiệm vụ và trực tiếp làm công tác giáo dục pháp luật tại phiên tòa. Nếu đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án làm giáo dục pháp luật có trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cao, tinh thông kỹ năng nghiệp vụ giáo dục thì chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho các đối tượng sẽ được nâng cao; ngược lại, trình độ kiến thức pháp luật của đội ngũ này thấp, thiếu kỹ năng nghiệp vụ giáo dục thì hiệu quả giáo dục pháp luật sẽ thấp. Chính vì vậy, để bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử nói chung, xét xử hình sự nói riêng thì nhất thiết phải nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án có chức năng, nhiệm vụ và trực tiếp làm công tác giáo dục pháp luật tại phiên tòa.

- Trên bình diện chung, ngành Tòa án phải củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử tại Toà án. Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ giáo dục pháp luật cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cán bộ, công chức ngành Toà án. Xây dựng cơ chế khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho Thẩm phán, Hội thẩm, cán bộ, công chức ngành Toà án thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đội ngũ tham gia công tác giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử; hướng tới mục tiêu 100% Toà án nhân dân các cấp có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cán bộ, công chức ngành Toà án được đào tạo về kỹ năng, phương pháp, nghiệp vụ giáo dục pháp luật. Trong những năm tới, phấn đấu mỗi Toà án có một cán bộ phụ trách công tác giáo dục pháp luật và triển khai có hiệu quả công tác giáo dục pháp luật tại địa phương, đơn vị mình.

- Tòa án nhân dân tối cao cần xây dựng kế hoạch, phối hợp với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề pháp luật và lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét

xử cho đối tượng tham dự là đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án có chức năng, nhiệm vụ và trực tiếp làm công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử; có thể mời lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp tham dự. Lớp tập huấn, bồi dưỡng được tổ chức tập trung tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo từng khu vực địa lý - thuận lợi cho việc đi lại, tham dự của cán bộ, công chức tham dự.

+ Tập huấn chuyên đề pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành

Tòa án có chức năng, nhiệm vụ và trực tiếp làm công tác giáo dục pháp luật

tại phiên tòa là hình thức đào tạo pháp luật ngắn hạn, do Tòa án nhân dân tối

cao phối hợp với các cơ sở đào tạo luật, đào tạo cán bộ Tòa án... tổ chức, hướng tới cung cấp, trang bị cho cán bộ, công chức ngành Tòa án những thông tin, kiến thức pháp luật về những văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dưới luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, liên quan trực tiếp đến nội dung giáo dục pháp luật. Thời gian tập huấn thường từ 3 - 5 ngày tùy theo nội dung các chuyên đề pháp luật. Lớp học phải mời được giảng viên là những nhà giáo, nhà khoa học giỏi, trình độ cao về chuyên môn, có uy tín, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan, có phương pháp sư phạm giỏi, tinh thông nghiệp vụ giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử... Học viên phải tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc; Ban quản lý lớp học phối hợp với giảng viên, cơ sở đào tạo tổ chức cho học viên viết tiểu luận, kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ.

+ Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ,

công chức ngành Tòa án làm công tác giáo dục pháp luật cũng là hình thức

đào tạo ngắn hạn, do Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ sở giáo dục - đào tạo, như Viện Khoa học Giáo dục, các cơ sở đào tạo luật, đào tạo cán bộ tòa án tổ chức, hướng tới bổ sung, cung cấp lại,

trang bị mới, cập nhật cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giáo dục pháp luật những kỹ năng nghiệp vụ giáo dục cụ thể, thiết thực đối với hoạt

động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, gồm: phương pháp

thuyết trình, giải thích, diễn giải; kỹ năng thuyết phục người khác; kỹ năng phát vấn, đặt câu hỏi, nêu tình huống thực tế hoặc giả định và giải quyết tình huống; kỹ năng tổng hợp các ý kiến từ một cuộc thảo luận, tranh luận và đưa ra kết luận; kỹ năng khơi gợi sự chủ động, tích cực của người tham dự phiên tòa; kỹ năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin... Ngoài ra, có thể và cần thiết phải trang bị thêm cho cán bộ, công chức ngành Tòa án làm công tác giáo dục pháp luật những kiến thức cần thiết về giáo dục học, tâm lý học tội phạm, xã hội học tội phạm.v.v. Thời gian một đợt bồi dưỡng có thể từ 5 - 7 ngày tùy thuộc vào số lượng các chuyên đề, kỹ năng cần bồi dưỡng. Lớp bồi dưỡng cũng phải mời được giảng viên là những nhà sư phạm, nhà giáo dục giỏi, có uy tín, kinh nghiệm. Cán bộ, công chức ngành Tòa án làm công tác giáo dục pháp luật phải tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc; Ban quản lý lớp học phối hợp với giảng viên, cơ sở đào tạo tổ chức cho họ thực hành các phương pháp, kỹ năng được học và cấp chứng chỉ.

- Về phía đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án làm công tác giáo

dục pháp luật, mỗi cán bộ giáo dục pháp luật cần có tinh thần, ý thức trách

nhiệm cao khi tham gia các lớp tập huấn chuyên đề pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ giáo dục xuất phát từ nhu cầu, động lực nội tâm của bản thân mong muốn nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật thực sự, phấn đấu lĩnh hội được các kỹ năng nghiệp vụ giáo dục; chứ không phải tham gia theo kiểu đối phó, mà là vì lợi ích của chính mình và để làm tốt công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. Trên cơ sở đó, đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án làm công tác giáo dục pháp luật phải thực sự có

chuyên đề pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ. Mặt khác, mỗi người còn

cần phải thường xuyên tự tìm hiểu, cập nhật thông tin về các chính sách, văn

bản pháp luật mới, nhất là những văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực

pháp luật hình sự, tố tụng hình sự...; tự trau dồi, rèn luyện những kỹ năng

nghiệp vụ giáo dục, phương pháp truyền đạt sao cho thành thục, hấp dẫn, lôi

cuốn được những người tham dự phiên tòa. Các cán bộ, công chức ngành Tòa án làm công tác giáo dục pháp luật nên nhớ rằng: tham dự nghiêm túc, đầy đủ lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, được nghe giảng viên truyền đạt những kiến thức pháp luật mới, các kỹ năng nghiệp vụ giáo dục, phương pháp truyền đạt khoa học, hiện đại mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề; còn cái gốc rễ của vấn đề nằm ở chính sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu trau dồi chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của từng cán bộ, công chức ngành Tòa án!

- Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ giáo dục nêu trên, đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án làm giáo dục pháp luật còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy tắc nghề nghiệp của ngành Tòa án trên tinh thần “phụng công, thủ pháp”. Cũng như cán bộ, công chức các ngành khác, cán bộ, công chức ngành Tòa án có trách nhiệm

1. Tích cực tìm hiểu, học tập pháp luật; tham gia các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật; 2. Chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ; 3. Hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực công tác [23, Điều 34].

có lòng yêu nghề, có tấm lòng bao dung, nhân ái, độ lượng, hết mình vì công việc được giao, vì sự nghiệp giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các tầng lớp xã hội. Nếu người cán bộ, công chức ngành Tòa án làm giáo dục pháp luật thiếu những phẩm chất đó thì khó có thể khiến cán bộ, công chức các ngành khác và nhân dân “tâm phục, khẩu phục” và mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật cho các đối tượng đó cũng khó mà trở thành hiện thức.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)