Đổi mới, đa dạng hóa nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 102 - 105)

- Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, một trong những hình thức phổ

3.2.3.1. Đổi mới, đa dạng hóa nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án

Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục là những yếu tố cấu thành cơ bản của hoạt động giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án nói riêng; bởi vậy, cùng với các giải pháp khác, việc đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án cũng là một giải pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

3.2.3.1. Đổi mới, đa dạng hóa nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự hoạt động xét xử hình sự

Nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự là toàn bộ những quy định pháp luật cần thiết liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân, pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính... mà chủ thể giáo dục pháp luật có trách nhiệm truyền đạt cho các đối tượng. Trong giáo dục pháp luật nói chung, nội dung giáo dục pháp luật là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án, nội dung giáo dục pháp luật có quan hệ và tác động trực tiếp tới nhiều đối tượng (trực

tiếp tham dự, theo dõi phiên tòa và các tầng lớp xã hội khác), cho nên nội

dung giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự vừa phải có tính trực tiếp, phù hợp với từng nhóm đối tượng tại phiên tòa hình sự, lại vừa phải có tính phổ

cập rộng rãi chung cho toàn xã hội, cho các đối tượng xã hội khác nhau. Chính vì vậy, đổi mới, đa dạng hóa nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự vừa là yêu cầu khách quan, vừa là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự.

Thứ nhất, nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình

sự của Tòa án phải được đổi mới, đa dạng hóa theo hướng bám sát với những quy định về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật nêu trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm:

1. Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. 2. Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế. 3. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật [23, Điều 10].

Những nội dung giáo dục pháp luật kể trên, khi được truyền đạt, chuyển tải cho các đối tượng xã hội, sẽ giúp họ có được những kiến thức, hiểu biết pháp luật nhất định; trên cơ sở đó, làm hình thành ý thức pháp luật, tạo dựng cho đối tượng niềm tin đối với pháp luật, biết sống và làm việc theo pháp luật; góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ hai, các quy định nêu trên của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật là

cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài. Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng, những nội dung đó không thể cùng một lúc có thể truyền đạt được hết ngay tại một phiên tòa, mà phải được cụ thể hóa theo hướng chuyên biệt, phù hợp với đặc điểm, tính chất của các phiên tòa xét xử theo từng lĩnh vực (kinh tế, hành chính, hình sự, dân sự, lao động, ly hôn...). Điều đó đòi hỏi ngành Tòa án, mà cụ thể và trực tiếp là Tòa án nhân dân tối cao (hoặc ủy quyền cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh), cần tổ chức xây dựng nội dung giáo dục pháp luật thành những chuyên đề giáo dục pháp luật phù hợp với từng loại phiên tòa xét xử, với đối tượng tham dự phiên tòa; qua đó, giúp cho nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử được tập trung, cô đọng, có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao được chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.

Thứ ba, nội dung giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử hình sự

cần tập trung vào những quy phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác; các quy định của Bộ luật Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành có liên quan; các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành có liên quan... Ở một mức độ nhất định, phiên tòa hình sự cũng phải cung cấp cho bị cáo một số nội dung cơ bản của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản có liên quan nhằm chuẩn bị cho quá trình bị cáo chấp hành án phạt tù trong trại giam. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chủ thể giáo dục pháp luật truyền đạt các nội dung pháp luật cho các đối tượng tại phiên tòa một cách rập khuôn, máy móc; mà phải có sự linh hoạt, sáng tạo tùy theo từng nội dung pháp luật cụ thể. Kết hợp với những nội dung chuyên đề, chủ thể cần chủ động mở rộng phạm vi kiến thức pháp luật ngoài chuyên đề giáo dục; gắn kết, liên hệ những nội dung đó với thực tiễn đời sống pháp luật ngoài xã hội và trong chính vụ án đang được xét

Thứ năm, ngoài những nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)