- Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, một trong những hình thức phổ
3.2.4.2. Bảo đảm kinh phí để củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự
cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự
- Kinh phí là điều kiện rất quan trọng, cần thiết để ngành Tòa án tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự dành cho các cán bộ Tòa án, nhất là những người trực tiếp làm công tác giáo dục pháp luật; giúp họ vững vàng về kiến thức, hiểu biết pháp luật, có kỹ năng nghiệp vụ truyền đạt tốt, thu hút, lôi cuốn được sự chú ý của những người tham dự phiên tòa. Nguồn kinh phí cũng giúp ngành Tòa án có thể chi trả chế độ bồi dưỡng, thù lao thỏa đáng để mời được các nhà khoa học, chuyên gia pháp luật giỏi tham gia biên soạn tài liệu giáo dục pháp luật phục vụ hoạt động giáo dục pháp luật tại phiên tòa, trực tiếp lên lớp tập huấn chuyên đề pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tòa án đảm trách công tác giáo dục pháp luật.
chế độ thù lao cho những cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục pháp luật. Trước mắt, Tòa án nhân dân tối cao cần nhanh chóng phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng kinh phí bảo đảm, kịp thời, đầy đủ cho công tác giáo dục pháp luật. Xây dựng cơ chế hỗ trợ, động viên, khuyến khích phù hợp cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cán bộ, công chức ngành Toà án trực tiếp tham gia vào công tác giáo dục pháp luật. Khoản thu nhập có thể không nhiều nhưng nó là sự ghi nhận giá trị lao động trí óc của những cán bộ Tòa án làm công tác giáo dục pháp luật; có tác dụng khơi dậy sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử.
Đối với những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, những địa phương có nhiều vi phạm pháp luật cần có kế hoạch hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương hoặc từ các nguồn khác để bảo đảm cho công tác giáo dục pháp luật được thực hiện liên tục và hiệu quả.
Kết luận chƣơng 3
Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án đòi hỏi phải dựa trên các quan điểm có tính chất chỉ đạo sau đây: 1) Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; 2) Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; 3) Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự (nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, truyền đạt trung thành, chính xác văn bản pháp luật); 4) Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tòa án nhân dân các cấp; 5) Cần phải lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức giáo
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm có tính chất chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, để bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong những năm tới cần thực hiện các nhóm giải pháp sau đây:
Thứ nhất, tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát,
kiểm tra của các cơ quan Tòa án cấp trên đối với công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án cấp dưới.
Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến,
giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án.
Thứ ba, đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức giáo
dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án.
Thứ tư, bảo đảm các điều kiện cần thiết về kinh phí, cơ sở vật chất cho
giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án. Nguồn kinh phí được sử dụng để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị
phục vụ giáo dục pháp luật và củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
KẾT LUẬN
Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án là việc Toà án hình sự trước phiên toà, tại phiên toà hoặc sau phiên toà thực hiện một cách có tổ chức, có chủ định việc cung cấp cho các đối tượng những tri thức, hiểu biết cụ thể về các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử hình sự đang được tiến hành, giúp hình thành ở đối tượng ý thức trách nhiệm, trạng thái tâm lý, tình cảm pháp luật đúng đắn, tạo cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật, qua đó hỗ trợ, củng cố và phát huy tác dụng của chính hoạt động xét xử hình sự của Tòa án.
Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án có những đặc trưng riêng, có những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt so với các hình thức giáo dục pháp luật khác. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự có vai trò quan trọng đối với những người tham dự, theo dõi phiên tòa hình sự và đặc biệt là đối với bị cáo, thể hiện ở việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự giúp cho bị cáo nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội mà bị cáo đã gây ra; cung cấp, trang bị những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết cho bị cáo, giúp chuẩn bị tâm lý, tư tưởng, kiến thức pháp luật để bị cáo yên tâm học tập, cải tạo trong quá trình chấp hành án phạt tù tại trại giam. Các yếu tố cấu thành giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự bao gồm mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án.
Trong những năm qua, ngành Tòa án tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khá tốt trọng trách của mình trong hoạt động nghiệp vụ xét xử cũng như trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự nói riêng, thể hiện sự nhất quán, thực hiện triệt
của Nhà nước và sự chỉ đạo tập trung, thống thất về chuyên môn nghiệp vụ của Toà án nhân dân tối cao. Nhờ đó, công tác xét xử án hình sự hàng năm của ngành Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá không những bảo đảm về số lượng, mà chất lượng xét xử cũng không ngừng được nâng cao. Phần lớn các bản án đều áp dụng đúng pháp luật, công bằng, nghiêm minh, thấu tình đạt lý, đúng thời hạn luật định, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và hội nhập quốc tế; có tác dụng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động xét xử án hình sự của ngành Toà án tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới: vẫn còn tình trạng án bị hủy, cải sửa do áp dụng không đúng pháp luật và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tình hình đó ít nhiều gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành Tòa án, tác động đến niềm tin của nhân dân vào tính công bằng, công lý của Toà án. Công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, làm giảm chất lượng, hiệu quả của công tác này.
Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án đòi hỏi phải dựa trên các quan điểm có tính chất chỉ đạo, như: quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự... Để bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong những năm tới cần thực hiện các nhóm giải pháp sau đây: Thứ nhất, tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cơ quan Tòa
án cấp trên đối với công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của cơ quan Tòa án cấp dưới. Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án. Thứ ba, đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự. Thứ tư, bảo đảm các điều kiện cần thiết về kinh phí, cơ sở vật chất cho giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án.