Quán triệt sâu sắc quan điểm, đƣờng lối của Đảng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 81 - 83)

- Tổ chức tổng kết hoạt động Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục

3.1.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đƣờng lối của Đảng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vai trò lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của Nhà nước và xã hội; bởi vậy, công tác giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho các đối tượng xã hội cụ thể nói riêng phải luôn bám sát quan điểm, đường lối của Đảng và gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta luôn quan tâm, coi trọng công tác giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, cho từng nhóm đối tượng xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có công tác giáo dục pháp luật; vì giáo dục pháp luật là con đường, biện pháp hữu hiệu để đưa thông tin, kiến thức pháp luật đến với các tầng lớp nhân dân nói chung, cán bộ, công chức nhà nước nói riêng. Nghị quyết Đại hội VI đã xác định:

Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật... Cán bộ quản lý các cấp, từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật. Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật [5, tr.121].

Mục tiêu của công tác giáo dục pháp luật được Đảng ta xác định trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII là: “Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật

được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng” [6, tr.225].

Chủ thể, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cũng đã được Đảng ta đề cập rất cụ thể trong Văn kiện Đại hội VIII:

Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Huy động các lực lượng đoàn thể, chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan nhà nước và xã hội [7, tr. 241].

Giải pháp có tính thực tiễn để có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội hiện nay là: “Các luật ban hành cần đảm bảo tính khả thi, dễ hiểu, quy định cụ thể để giảm bớt tình trạng phải chờ đợi quá nhiều văn bản hướng dẫn mới thi hành được. Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục

pháp luật để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành” [7, tr. 48]. Đến Đại hội IX,

Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền

mốc quan trọng nhất đánh dấu sự quan tâm mạnh mẽ và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của

cán bộ, nhân dân. Mục tiêu, yêu cầu xuyên suốt của Chỉ thị này là:

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ, nhân dân hiểu biết pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật; đồng thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong điều chỉnh các lĩnh vực, các quan hệ xã hội [1, tr.2].

Việc quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chính là cơ sở để xây dựng các giải pháp khả thi, phù hợp nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho các đối tượng xã hội; đồng thời, vận dụng các quan điểm, đường lối đó vào công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)