Tiếp tục đa dạng hóa hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 109 - 115)

- Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, một trong những hình thức phổ

3.2.3.3. Tiếp tục đa dạng hóa hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

hoạt động xét xử hình sự

Hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án là tập hợp các mô hình tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật; thông qua đó, chủ thể giáo dục pháp luật tiến hành chuyển tải nội dung giáo dục pháp luật bằng những phương pháp nhất định và hướng tới đạt được mục đích giáo dục pháp luật cho đối tượng. Tính đặc thù của hình thức giáo dục pháp luật này là việc định hướng giáo dục pháp luật được thực hiện ngay trong hoạt động xét xử vụ án hình sự, song vẫn có thể kết hợp, lồng ghép thông qua những hình thức giáo dục pháp luật khác. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự cần phải tiếp tục đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật theo hướng khai thác lợi thế của các hình thức khác và chú trọng các hình thức giáo dục ngay tại phiên tòa.

a) Tiếp tục phát huy lợi thế, hiệu quả của các hình thức giáo dục pháp

luật phù hợp với phiên tòa xét xử hình sự:

- Khai thác, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức giáo dục pháp

luật được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm:

1. Họp báo, thông cáo báo chí; 2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; 3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện

tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; 4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; 5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; 6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; 7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; 8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả [23, Điều 11].

- Trong các hình thức giáo dục pháp luật nêu trên cần chú trọng hình

thức giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo chí, truyền thông, đặc

biệt là đối với những vụ án hình sự đang thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội. Trong các phiên tòa hình sự này sự tham gia của các phương tiện báo chí, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục cho không chỉ các đối tượng liên quan đến phiên tòa mà còn có tác dụng lan tỏa tới cả những đối tượng khác trong xã hội.

- Tăng cường hình thức phát tài liệu giáo dục pháp luật ngay tại phiên

tòa hình sự: Đây vừa là một hình thức giáo dục pháp luật, vừa là phương tiện

góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật. Tài liệu giáo dục pháp luật được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ dễ hiểu, rõ ràng, chính xác để các đối tượng có thể tiếp cận, nắm bắt các quy định pháp luật một cách dễ dàng, thuận lợi. Mỗi loại tài liệu có thể được sử dụng trong nhiều hình thức giáo dục pháp luật khác nhau tùy theo từng đối tượng tại phiên tòa hình sự.

- Ngành Tòa án các tỉnh cần phối hợp với các cơ quan hữu quan của địa phương định kỳ 03 năm hoặc 05 năm một lần tổ chức cho cán bộ, công chức,

viên chức và nhân dân địa phương thi tìm hiểu pháp luật về hình sự, tố tụng

hình sự nói riêng, tìm hiểu chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung; giúp họ nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Đồng thời, tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình hoạt động

văn hóa - văn nghệ, thể thao, đặc biệt là tổ chức sâu khấu hóa nội dung giáo

dục pháp luật thông qua việc dàn dựng các tiểu phẩm sân khấu, kịch nói...

b) Tập trung mạnh mẽ hơn vào hình thức tuyên truyền miệng trong phiên tòa xét xử ngay tại trụ sở Tòa án và phiên tòa hình sự xét xử lưu động

Mặc dù có thể sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục pháp luật khác, song hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự có tính đặc thù hơn cả là hình thức tuyên truyền miệng ngay trong phiên tòa hình sự tại trụ sở Tòa án và phiên tòa xét xử lưu động.

Đối với phiên tòa hình sự xét xử ngay tại trụ sở Tòa án, để công tác

giáo dục pháp luật được thực hiện có hiệu quả đòi hỏi chủ thể thực hiện phải xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật thật sự khoa học. Kế hoạch giáo dục pháp luật tại các phiên tòa phải được Tòa án xây dựng trong thời gian dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, phù hợp với nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị mình. Hội đồng xét xử cần xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật phù hợp cho từng vụ án cụ thể, đảm bảo tính khả thi, sát hợp với thực tế công tác của cơ quan, đơn vị. Trong kế hoạch cần kết hợp giáo dục pháp luật với các công tác trọng tâm của ngành, phù hợp với trọng điểm công tác ở từng địa bàn, đơn vị.

Kế hoạch giáo dục pháp luật dài hạn (theo năm) ngay tại trụ sở Tòa án phải gồm các nội dung chính sau: Mục tiêu giáo dục pháp luật tại phiên tòa cho nhân dân; hình thức và biện pháp giáo dục pháp luật được áp dụng; cơ chế tổ chức công tác giáo dục pháp luật; cơ chế phối hợp (song phương, đa

phương) để triển khai kế hoạch; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ và phương pháp để triển khai kế hoạch; dự kiến kinh phí và nguồn kinh phí. Kế hoạch giáo dục pháp luật theo từng đợt, từng vụ án cụ thể gồm các nội dung: Mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục pháp luật tại phiên tòa; đối tượng cần giáo dục pháp luật; các kỹ năng, biện pháp thực hiện; thời gian, địa điểm; nội dung cần giáo dục pháp luật; phân công cá nhân, đơn vị tổ chức thực hiện; kinh phí thực hiện (nếu có).

Công tác chuẩn bị giáo dục pháp luật thông qua xét xử các vụ án hình sự tại trụ sở Tòa án được thực hiện thông qua các bước như sau: nghiên cứu hồ sơ vụ án; nghiên cứu và nắm vững những vấn đề liên quan mà pháp luật điều chỉnh; chuẩn bị nội dung giáo dục pháp luật...

Toàn bộ nội dung giáo dục pháp luật phải được kết hợp hài hòa, lồng ghép hợp lý trong toàn bộ quá trình diễn biến của phiên tòa. Hoạt động xét xử hình sự của Tòa án mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiện việc Tòa án định tội và quyết định hình phạt đúng người, đúng tội. Đồng thời, những kết luận và quyết định của vụ án đều có căn cứ, lập luận vững chắc, dựa trên sự phân tích đầy đủ và khách quan những chứng cứ, những tình tiết đã được kiểm tra, xác minh công khai tại phiên tòa một cách khách quan, dân chủ; từ đó, phát huy được vai trò của công tác giáo dục pháp luật ngay tại phiên tòa là nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân, giúp họ có niềm tin vào công lý, vào hoạt động xét xử hình sự tại trụ sở của Tòa án.

Đối với phiên tòa hình sự xét xử lưu động, Luật Phổ biến, giáo dục

pháp luật đã quy định rõ: “Tòa án nhân dân các cấp thông qua công tác xét xử tại trụ sở, lựa chọn các vụ án thích hợp có tính giáo dục cao để tổ chức xét xử lưu động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tham dự phiên tòa

và nhân dân” [23, Điều 16, Khoản 1]. Kế hoạch giáo dục pháp luật tại các

chung của mỗi cơ quan, đơn vị. Xuất phát từ đặc thù của công tác giáo dục pháp luật tại các phiên tòa hình sự xét xử lưu động, việc lập kế hoạch, chuẩn bị và tổ chức thực hiện phải được thực hiện đầy đủ và cụ thể. Trước khi tiến hành một phiên tòa hình sự xét xử lưu động có lồng ghép giáo dục pháp luật, Tòa án, Hội đồng xét xử phải tập trung xây dựng kế hoạch cho sát với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị mình, kế hoạch có thể gồm các nội dung chính như: Mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục pháp luật tại phiên tòa; đối tượng cần giáo dục pháp luật; các kỹ năng, biện pháp thực hiện; thời gian, địa điểm thực hiện; nội dung cần giáo dục pháp luật; phân công cá nhân, đơn vị tổ chức thực hiện; nội dung phối hợp với cơ quan hữu quan; kinh phí thực hiện (nếu có); họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Vụ án hình sự được đưa ra xét xử lưu động phải là những vụ án đạt được những tiêu chí nhất định. Qua tổng kết thực tiễn, thông thường các vụ án hình sự được lựa chọn phải là những vụ án có một trong các tiêu chí sau: Là loại án điểm hoặc tương đối phổ biến, chứng cứ rõ ràng; nhằm phục vụ yêu cầu chính trị của địa phương, của ngành, của đất nước; đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm; đáp ứng yêu cầu giáo dục pháp luật cho đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thực tiễn công tác xét xử hình sự trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc xét xử lưu động các vụ án hình sự hướng tới việc giáo dục pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm.

Để phiên tòa hình sự xét xử lưu động diễn ra được thuận lợi thì cần lựa chọn được những người đã từng tham gia hoặc đã có hiểu biết về phiên tòa lưu động và vấn đề giáo dục pháp luật tại các phiên tòa lưu động. Cụ thể, phải phân công Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có năng lực, có kinh nghiệm; thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân biết và đề nghị Viện kiểm sát nhân dân cử Kiểm sát viên có năng lực, có kinh nghiệm; thông báo cho Cơ quan công an biết để tổ chức giữ gìn an ninh, trật tự phiên tòa và dẫn giải bị can, bị cáo;

thông báo cho các đương sự trong vụ án biết về việc tổ chức phiên tòa lưu động; thông báo và liên hệ với cơ quan hữu quan như: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để phối hợp, triển khai việc tổ chức phiên tòa xét xử lưu động. Khi tiến hành tổ chức phiên tòa xét xử lưu động có lồng ghép giáo dục pháp luật cần lựa chọn đầy đủ Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm nhân dân dự khuyết, Kiểm sát viên dự khuyết, Thư ký phiên tòa dự khuyết để việc xét xử được tiến hành liên tục, tránh bị gián đoạn do phải hoãn phiên tòa.

Việc lựa chọn địa điểm tổ chức phiên tòa xét xử lưu động có lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật cũng cần phải tham vấn ý kiến của các cơ quan hữu quan. Địa điểm tiến hành xét xử lưu động cần phải đảm bảo các tiêu chí như: Địa điểm tổ chức phải đảm bảo tính trang nghiêm, nghiêm túc; địa điểm công cộng, tập trung đông dân cư, giao thông thuận tiện; dễ dàng đảm bảo an ninh, trật tự; thuận tiện cho việc tổ chức, chuẩn bị các trang thiết bị, phương tiện ký thuật phục vụ cho phiên tòa, đặc biệt là các phương tiện âm thanh, truyền thanh, truyền hình. Địa điểm xét xử có thể kết nối với hệ thống loa truyền thanh tại địa phương để việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao.

Sau khi quyết định lựa chọn địa điểm tiến hành phiên tòa lưu động, Tòa án cần phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông ở địa phương để thông báo cho quần chúng nhân dân về thời gian và địa điểm tổ chức phiên tòa xét xử lưu động. Công tác chuẩn bị tại địa điểm phiên tòa xét xử lưu động phải đảm bảo tính trang nghiêm của phiên tòa. Mặc dù phiên tòa xét xử lưu động nhưng công tác tổ chức và chuẩn bị vẫn phải đảm bảo đầy đủ bàn ghế cho Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát nhân dân, Luật sư và một số chỗ ngồi cho những người tham dự phiên tòa. Nơi xét xử phải đảm bảo có địa điểm kín đáo để Hội đồng xét xử nghị án. Các trang thiết bị phục vụ phiên tòa phải đảm bảo có những thiết bị cần thiết tối thiểu như: Bàn ghế, biển tên, hệ thống âm thanh, loa đài...

Nội dung giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự xét xử lưu động cũng xuyên suốt các giai đoạn của quá trình xét xử. Trong giai đoạn bắt đẩu phiên tòa, nội dung giáo dục là việc phổ biến các quyền và nghĩa vụ của từng người tham gia phiên tòa, giúp họ hiểu rõ trách nhiệm, hậu quả pháp lý bất lợi nếu vi phạm những quy định đó. Từ đây, những người tham gia tố tụng sẽ có được khái niệm tói thiểu về tính tôn nghiêm của Tòa án, về vị trí, quyền và trách nhiệm cá nhân của họ trong suốt quá trình xét xử, tạo nên ở họ sự chú ý, quan tâm và một tâm thế sẵn sàng tôn trọng, tuân thủ các yêu cầu của pháp luật tố tụng. Nội dung giáo dục của giai đoạn xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa là phân tích, xác định các quy phạm pháp luật làm căn cứ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Do vậy, cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa để việc tranh luận tại phiên tòa được bình đẳng, dân chủ, công khai, giúp Tòa án tìm ra được sự thật khách quan của vụ án. Chủ tọa phiên tòa cần bảo đảm cho các chủ thể tham gia tranh tụng được phát biểu, đối đáp. Có người nào phát biểu, đối đáp trái hoặc không đúng quy định của pháp luật cần có sự điều chỉnh, nếu cần thiết có thể viện dẫn quy định của pháp luật để chấm dứt nội dung phát biểu của họ. Nội dung giáo dục pháp luật tại giai đoạn nghị án và tuyên án được thể hiện trong nội dung bản án, quyết định của Tòa án, thể hiện qua các căn cứ pháp luật mà Tòa án viện dẫn để kết luận có tội hay vô tội, để xác định tội danh và hình phạt trong vụ án hình sự. Tác dụng giáo dục pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự phát huy hiệu quả tốt khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)