Chủ thể tham gia hoạt động giáo dục là tất cả những người mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội của mình tham gia vào việc thực hiện mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật [33, tr.149]. Vận dụng vào công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án, có thể hiểu: Chủ thể giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự là tất cả những người mà theo chức năng, nhiệm vụ phải tham gia vào việc hiện thực hóa mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật khi tiến hành hoạt động xét xử vụ án hình sự.
Chủ thể của hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự về cơ bản là những chủ thể không chuyên nghiệp. Các chủ thể này tuy không có chức năng chính là giáo dục pháp luật nhưng một trong các nhiệm vụ của họ là bằng hoặc thông qua hoạt động xét xử hình sự để hiện thực hóa mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật. Tuy là các chủ thể không chuyên nghiệp nhưng với vị thế, uy tín nghề nghiệp và trình độ ý thức pháp luật cao, chủ thể của hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự lại đóng vai trò trực tiếp trong việc hướng dẫn, phổ biến chính sách pháp luật hình sự tới các đối tượng xã hội khi tiến hành hoạt động xét xử hình sự.
Chủ thể giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự trước hết là các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên giữ quyền công tố, Thư ký phiên tòa, Luật sư... Tuy các chủ thể này có những biện pháp, cách thức tác động khác nhau để giáo dục pháp luật cho các đối tượng, nhưng đều hướng tới việc hoàn thành nhiệm vụ xét xử và đạt được mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật.
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (Hội đồng xét xử) là những người
động của họ tại phiên tòa hình sự không chỉ có ý nghĩa quyết định đến kết quả của hoạt động xét xử, mà còn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của giáo dục pháp luật. Hội đồng xét xử dưới sự điều khiển của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm định hướng hoạt động giáo dục pháp luật, tạo điều kiện và thiết lập nên mối liên kết giữa chủ thể giáo dục pháp luật và các đối tượng được giáo dục pháp luật. Thái độ, lời nói, cử chỉ và các quyết định của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật hình sự, sự công tâm, khách quan, công bằng, đúng mực... Đây là yếu tố quan trọng giúp các đối tượng nhận thức được bản chất tốt đẹp của nền tư pháp Việt Nam. Hội đồng xét xử cần chủ động hướng dẫn, giải thích pháp luật, chỉ rõ phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến vụ án hình sự, từ đó giúp các đối tượng nhận thức được đúng đắn vị trí, vai trò của mình trong vụ án. Từ chỗ các đối tượng thụ động chờ phán quyết của Tòa án, sau khi được Hội đồng xét xử hướng dẫn về các quy định của pháp luật, họ có thể chủ động tìm ra những phương thức phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong khuôn khổ pháp luật. Hiệu quả giáo dục pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân còn được thể hiện rõ nét qua tính đúng đắn, hợp tình, hợp lý trong các bản án, quyết định của Tòa án. Toàn bộ ý thức pháp luật của chủ thể giáo dục pháp luật và đối tượng chịu sự tác động của giáo dục pháp luật đều được phản ánh qua bản án, quyết định của Tòa án hình sự. Đến lượt mình, bản án, quyết định của Tòa án được ban hành lại tác động trở lại lên ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia phiên tòa và các đối tượng được giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự.
- Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, Luật sư thực hiện một số nhiệm vụ
tại phiên tòa hình sự theo quy định của pháp luật, trong đó có nhiệm vụ giáo dục pháp luật. Vai trò giáo dục pháp luật của Thư ký phiên tòa thể hiện trong việc phổ biến cho các bị cáo, đương sự và những người tham dự, theo dõi
phiên tòa về nội quy phiên tòa hình sự, quyền hạn và trách nhiệm của họ tại phiên tòa, kiểm tra căn cước của những người được Tòa án triệu tập... Thông qua việc tiếp xúc và hướng dẫn những người tham dự phiên tòa, Thư ký phiên tòa đóng vai trò là cầu nối giữa những người tham dự phiên tòa và những người tiến hành tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thư ký phiên tòa cũng có thể hướng dẫn cho các đương sự về những vấn đề họ còn thắc mắc, chưa rõ về thủ tục liên quan đến quá trình giải quyết vụ án. Bằng hoạt động của mình, Thư ký phiên tòa là một trong những chủ thể có vai trò quan trọng, tích cực trong việc giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự.