- Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, một trong những hình thức phổ
3.1.5. Cần phải lựa chọn nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với đặc thù của hoạt động xét xử hình sự
dục pháp luật phù hợp với đặc thù của hoạt động xét xử hình sự
Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự là hoạt động có mục đích, có tổ chức, tuân theo kế hoạch được các chủ thể triển khai thực hiện thông qua các phương pháp đặc thù và bằng những hình thức phù hợp, hướng tới cung cấp, trang bị cho các đối tượng những thông tin, kiến thức pháp luật về các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung, các nội dung pháp luật cụ thể liên quan đến lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự...; làm hình thành ở đối tượng kiến thức, hiểu biết pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật phù hợp; giúp biết sống và làm việc theo pháp luật. Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật là những thành tố cơ bản của hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự. Giữa các thành tố này có mối liên hệ hữu cơ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để bảo đảm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự thì cần quán triệt quan điểm lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp
luật phù hợp với đặc thù của hoạt động xét xử hình sự. Các chủ thể cần vận
dụng linh hoạt và đa dạng hoá các hình thức giáo dục pháp luật tại phiên toà hình sự bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa hình thức giáo dục pháp luật truyền thống với các hình thức giáo dục pháp luật mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn hiện nay; lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp với từng vụ án, từng đối tượng và từng địa bàn sao cho phù hợp, bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật.