Mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 34 - 38)

thành từ các yếu tố: mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương

pháp và hình thức giáo dục pháp luật.

1.2.1. Mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án động xét xử hình sự của Tòa án

Dưới tác động của những nguyên nhân, điều kiện chủ quan và khách quan cũng như xuất phát từ mục đích, động cơ nhất định mà có những người dính líu vào hành vi phạm tội. Giai đoạn cuối của quá trình hoạt động tố tụng

hình sự là một phiên tòa xét xử hình sự được Tòa án mở ra. Cái giá mà những người phạm tội phải trả cho sai lầm của họ là nhận bản án nghiêm khắc do Tòa án tuyên với hình phạt chính và có thể kèm theo hình phạt bổ sung tùy thuộc vào tính chất, mức độ của từng hành vi phạm tội cụ thể. Theo bản án đã có hiệu lực pháp luật, những người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân, nếu không có quyết định hoãn chấp hành án phạt tù của cơ quan có thẩm quyền, thì sẽ phải đi chấp hành án tại trại giam theo quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cùng với quá trình hoạt động xét xử hình sự, Tòa án hình sự đồng thời thực hiện công tác giáo dục pháp luật, hướng tới các đối tượng là những người tham dự, theo dõi phiên tòa, các thân nhân của bị cáo và đặc biệt là bị cáo. “Bằng hoạt động của mình Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và

chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác” [21, Điều 1].

Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mà Tòa án cần phải thực hiện.

Đối với bị cáo, giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự nhằm giúp cho bị cáo

nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, tội danh mà bị cáo phạm phải và hình phạt nghiêm khắc mà bị cáo phải nhận. Đối với thân nhân của bị cáo, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự giúp họ hiểu được đầy đủ tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà con em, người thân của họ đã phạm phải, nhận thức được tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật; qua đó động viên bị cáo yên tâm tư tưởng, chấp hành tốt bản án mà Tòa án đã tuyên. Đối với những người tham dự, theo dõi phiên tòa, giáo dục pháp luật giúp họ có thêm kiến thức, hiểu biết về những nguyên tắc, quy định của pháp luật nói chung, pháp luật hình sự và tố tụng hình sự nói riêng...

Như vậy, mục đích của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án là hướng tới cung cấp, trang bị cho bị cáo, thân nhân của bị cáo và những người tham dự, theo dõi phiên tòa những thông tin, kiến thức pháp luật nói chung, kiến thức pháp luật liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo nói riêng; từ đó, làm hình thành ở họ tình cảm, niềm tin đối với tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật; tạo thói quen, lối sống, hành vi xử sự tích cực theo pháp luật, giúp bị cáo nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, tội danh mà

bị cáo phạm phải và hình phạt nghiêm khắc mà bị cáo phải nhận.

Để đạt được mục đích giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án thì phải cụ thể hóa nó thành những mục tiêu nhất định.

Mục tiêu của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án là sự cụ thể hóa mục đích giáo dục pháp luật theo những tiêu chí, yêu cầu đặt ra sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng có liên quan; qua đó, đánh giá mức độ hoàn thành mục đích giáo dục pháp luật cho đối tượng.

Thông thường, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án phải đạt được ba mục tiêu nổi trội sau:

Thứ nhất, mục tiêu về nhận thức: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt

động xét xử hình sự giúp cung cấp, trang bị cho các nhóm đối tượng những tri thức, hiểu biết pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng, từ đó hình thành, phát triển ý thức pháp luật cho công dân. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có chủ định và có kế hoạch của các chủ thể giáo dục (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư, Thư ký phiên tòa) đến các đối tượng giáo dục (những người tham gia tố tụng và những người tham gia, theo dõi phiên tòa). Giáo dục pháp luật sẽ không ngừng nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng được giáo dục. Đây là mục tiêu quan trọng của công tác giáo dục pháp

luật bởi vì sự am hiểu và nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện cần thiết để hình thành tình cảm và lòng tin vào pháp luật của mỗi công dân. Mặt khác tri thức pháp luật còn giúp cho con người tổ chức một cách có ý thức hành vi của mình và đánh giá hành vi của mình trong sự đối chiếu với các chuẩn mực pháp luật để có thể chủ động, tự tin thực hiện những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

Thứ hai, mục tiêu về thái độ: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động

xét xử hình sự phải nhắm tới mục tiêu về thái độ, tức là phải làm hình thành, củng cố cho các đối tượng tình cảm, niềm tin đối với pháp luật. Đây là một trong những mục tiêu rất quan trọng của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự, bởi nếu có tri thức pháp luật mà không có tình cảm tôn trọng và lòng tin vào pháp luật cũng như vào các cơ quan bảo vệ pháp luật thì con người rất dễ sai lệch chuẩn mực pháp luật vì mục đích tư lợi. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự nhằm hình thành ở các đối tượng ý thức pháp luật, trạng thái xúc cảm, tình cảm pháp luật đúng đắn làm cơ sở cho hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

Thứ ba, mục tiêu về hành vi: Từ việc cung cấp, trang bị thông tin, kiến

thức pháp luật, làm hình thành, củng cố ở các đối tượng tình cảm, niềm tin đối với pháp luật, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự còn có mục tiêu về hành vi, nghĩa là phải làm hình thành cho các đối tượng ý thức tự giác chấp hành pháp luật và hành vi xử sự tích cực theo các yêu cầu của pháp luật. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự giúp cho những người tham gia tố tụng và những người tham dự, theo dõi phiên tòa hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về những quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự được áp dụng để giải quyết vụ án hình sự. Từ đó, giúp họ định hướng hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp là kết quả của quá trình nhận thức pháp luật, tuân thủ và

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)