Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 86)

- Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, một trong những hình thức phổ

3.1.3.Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch. Hoạt động này phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, truyền đạt trung thành, chính xác văn bản pháp luật.

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc cơ bản,

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác [44, tr.508-509]. Trong thực hiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình

sự, nguyên tắc pháp chế đòi hỏi tất cả các cơ quan có thẩm quyền và mọi cá

nhân có liên quan phải nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật về giáo

dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử.

Theo tinh thần đó, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự không chỉ tuân thủ các quy phạm pháp luật được nêu trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; mà còn phải bảo đảm tuân thủ các quy định về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật được nêu tại các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự cũng phải bảo đảm đáp ứng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của bị cáo và các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; tránh tình trạng áp đặt, duy ý chí.

Về phía các đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự, nguyên tắc pháp chế đòi hỏi mỗi người phải tuyệt đối chấp hành các quy định pháp luật về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật mà chủ thể đã xây dựng và triển khai; phải có tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm cao trong khi tham dự, theo dõi phiên tòa hình sự để phục vụ trực tiếp cho việc tiếp thu kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của bản thân mỗi người.

- Nguyên tắc nhân đạo cũng là một trong những nguyên tắc lớn, phổ

biến trong chính sách, pháp luật của Nhà nước ta và được áp dụng rộng rãi trong đời sống pháp luật. Ngay cả Bộ luật Hình sự cũng đưa ra các nguyên tắc

xử lý mang tính nhân đạo: “3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ

quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục...” [2, Điều 3, Khoản 3]. Việc

Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với bị cáo, luật pháp quy định bắt buộc người bị kết án phải chấp hành án trong trại giam không nhằm hạ nhục danh dự, nhân phẩm hay gây đau đớn về thể xác của họ; mà là cách thức giáo dục, cải tạo để giúp họ trở về với con đường lương thiện, trở thành công dân có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Điều đó nói lên tinh thần nhân đạo, nhân văn trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta đối với người bị kết án.

Việc pháp luật quy định giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự tự nó đã chứng tỏ tính chất nhân đạo, nhân văn của pháp luật, rằng giáo dục pháp luật là để trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật cho các đối tượng tham dự, theo dõi phiên tòa, kể cả bị cáo (giúp họ nhận ra sai lầm). Bởi vậy, trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự phải tuân thủ nguyên tắc “bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân

phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án” [22, Điều 4, khoản 3].

- Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, truyền đạt trung thành, chính xác

văn bản pháp luật: Pháp luật là những quy tắc xử sự được Nhà nước ban hành,

có cấu trúc chặt chẽ từ hình thức câu chữ đến nội dung luật định. Do đó, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự cũng phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, tính chính xác và phải truyền đạt trung thành nội dung văn bản pháp luật. Việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự phải đảm bảo tính chính xác, các chủ thể giáo dục pháp luật không được suy diễn sai lệch nội dung của các quy phạm pháp luật; sự giải thích pháp luật phải đảm bảo chặt chẽ về mối liên hệ giữa các điều luật trong một văn bản pháp luật, giữa các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật với nhau và các

quy phạm pháp luật phải được đặt trong bối cảnh ban hành, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Mọi sự tùy tiện, cảm tính, chủ quan, duy ý chí của các chủ thể trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự đều có thể dẫn đến hệ quả phản tác dụng của công tác này.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 86)