Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 95)

- Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, một trong những hình thức phổ

3.2.1.2.Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử

kiểm tra công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử

Là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xét xử và giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử; còn tổ chức thực hiện hoạt động xét xử và thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử chủ yếu được thực hiện tại Tòa án nhân dân cấp dưới (cấp tỉnh, cấp huyện). Song, điều đó không có nghĩa là Tòa án nhân dân tối cao phó mặc cho Tòa án nhân dân cấp dưới làm công tác giáo dục pháp luật, mà còn phải lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở, giám sát và kiểm tra việc thực hiện công tác này. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, nếu cơ quan quản lý cấp trên làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan cấp dưới thì chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc sẽ được đảm bảo và gia tăng. Bởi vậy, Tòa án nhân dân cấp trên cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới.

Thứ nhất, Tòa án nhân dân cấp trên tổ chức hội nghị triển khai, quán

triệt sâu sắc tới Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp dưới, tới đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, phải coi đó là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành Tòa án trong giai đoạn hiện nay; yêu cầu các chủ thể giáo dục thuộc Tòa án nhân dân cấp dưới thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về chương trình, nội dung, hình thức giáo dục pháp luật thông qua

hoạt động xét xử. Định kỳ hàng năm Tòa án nhân dân cấp huyện tổ chức tổng kết, đánh giá công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử và gửi báo cáo tổng hợp về Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và gửi báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao.

Thứ hai, Tòa án nhân dân cấp trên thường xuyên hoặc định kỳ hàng

quý gửi văn bản đôn đốc, nhắc nhở Tòa án nhân dân cấp dưới chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, dự kiến cụ thể thời gian tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, trong đó chú trọng tăng cường công tác xét xử lưu động có lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật. Các kế hoạch, chương trình giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử nói chung, xét xử hình sự nói riêng phải được gửi cho Tòa án nhân dân cấp trên để tạo cơ sở thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát thực hiện.

Thứ ba, định kỳ hoặc đột xuất tổ chức các đoàn công tác của Tòa án

nhân dân cấp trên đi khảo sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cấp dưới. Việc kiểm tra, đánh giá phải bao quát từ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục pháp luật cho đến kế hoạch, chương trình, địa điểm tổ chức giáo dục...; có thể phỏng vấn, trao đổi thêm với một số cán bộ, cong chức trực tiếp làm công tác giáo dục pháp luật và một số người tham dự phiên tòa (nếu điều kiện cho phép) theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên để nắm bắt thêm tình hình thực hiện và kết quả giáo dục pháp luật. Kết quả khảo sát, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử phải được ghi thành biên bản kiểm tra, trong đó thể hiện rõ những kết quả cụ thể đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và hướng khắc phục, những bài học kinh nghiệm được rút ra, các kiến nghị với cấp có thẩm quyền... Tuyệt đối tránh tình trạng nể nang, xuê xoa, đại khái.

thể tổ chức các cuộc thăm dò dư luận xã hội để thu thập thông tin phản hồi của cán bộ, công chức và nhân dân về hiệu quả thực thi pháp luật, nhu cầu thông tin giáo dục pháp luật; từ đó, điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu của thực tiễn hoạt động xét xử. Điều tra dư luận xã hội cần được tiến hành bằng nhiều hình thức, như: lấy ý kiến; điều tra; khảo sát; xây dựng chuyên mục về nhu cầu thông tin; thu thập những yêu cầu cần được giáo dục pháp luật từ phía người dân thông qua Hội luật gia, Đoàn luật sư, công ty tư vấn luật; Trung tâm trợ giúp pháp lý... Kết quả điều tra, thăm dò dư luận xã hội về công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử sẽ là cơ sở thực tiễn phục vụ việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn công tác này.

Thứ năm, do việc đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình

thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập; bởi vậy, sau khoảng 2 - 3 năm triển khai thực hiện, Tòa án nhân dân các cấp cần tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo nhằm tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về những mặt được và chưa được trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử; trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm ngày càng hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, nhân dân.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 95)