Phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 45)

- Vai trò giáo dục pháp luật của Kiểm sát viên giữ quyền công tố phiên tòa hình sự thể hiện tập trung nhất qua Bản cáo trạng và kết luận của Kiểm sát

1.2.3.2. Phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án

kiện hỗ trợ cho công dân, tổ chức sử dụng các công cụ pháp luật để bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị vi phạm của mình.

1.2.3.2. Phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án hình sự của Tòa án

Trong hoạt động giáo dục pháp luật, mỗi nội dung giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác nhau đòi hỏi phải vận dụng phương pháp chủ đạo và có sự phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đối tượng.

Phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án là tổ hợp những cách thức tác động được chủ thể sử dụng nhằm truyền đạt, chuyển hóa nội dung giáo dục pháp luật thành kiến thức, hiểu biết pháp luật của đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp luật; qua đó, hiện thực hóa mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật cho đối tượng.

Từ mục đích, mục tiêu, nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự, cần lựa chọn, sử dụng các nhóm phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả.

+ Phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật: Phương pháp này được sử dụng khi chủ thể cần phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến nội quy phiên tòa hình sự, quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ án, của những người tham dự phiên tòa.

+ Phương pháp thông tin pháp luật: Phương pháp này được sử dụng

cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện truyền thông, như báo chí, các chương trình truyền hình, hệ thống loa truyền thanh, phim, ảnh..., để chuyển tải các nội dung pháp luật tới các đối tượng quan tâm theo dõi các phiên tòa xét xử hình sự.

+ Phương pháp trao đổi về pháp luật: Thông qua và kết hợp với quá

trình tranh tụng công khai tại phiên tòa hình sự, chủ thể giáo dục pháp luật có thể trao đổi thêm về các chủ đề pháp luật có liên quan đến vụ án hình sự đang được xét xử; qua đó, giáo dục cho các đối tượng cách nhìn nhận, đánh giá một sự kiện pháp lý hình sự, hình thành ý thức trách nhiệm công dân, tình cảm pháp chế, củng cố sâu sắc thêm niềm tin của mọi người vào tính công băng, nghiêm minh của pháp luật.

+ Phương pháp nêu các vụ án hình sự điển hình: Chủ thể giáo dục pháp

luật lựa chọn những vụ án hình sự điển hình có tính chất, mức độ đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo phải nhận hình phạt nghiêm khắc để phổ biến, tuyên truyền nhằm mục đích ngăn ngừa, răn đe... Qua đó, mọi đối tượng được biết và né tránh cái xấu, tiêu cực, hành vi phạm tội, nâng cao ý thức phòng chống tội phạm trong xã hội.

- Phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

có tính đặc thù, chuyên biệt tại phiên tòa là phương pháp kết hợp giữa thuyết

phục và cưỡng chế, giữa diễn giải pháp luật và phân tích thực tiễn thông qua

người thật, việc thật. Do tính đa chủ thể và đa đối tượng giáo dục tại một

vào vị trí và đặc điểm của từng chủ thể khi tiếp cận với từng loại đối tượng. Điểm khác biệt nổi bật so với các phương pháp giáo dục pháp luật khác là ở đây có sự kết hợp giữa phương pháp thuyết phục, chứng minh (của Kiểm sát viên, Luật sư, Giám định viên... trong quá trình xét hỏi, tranh luận cũng như của Hội đồng xét xử trong phần lập luận của bản án) và phương pháp cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước khi Hội đồng xét xử “Nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ra bản án, quyết định, thể hiện rõ ràng, dứt khoát thái độ của Nhà nước đối với bị cáo. Sự kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế được quy định bởi tính giáo dục và tính cưỡng chế của bản thân pháp luật; đồng thời, là kết quả tất yếu phản ánh tính pháp chế của quá trình áp dụng pháp luật thông qua các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng hình sự.

Một phương pháp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án là phương pháp kết hợp nhuần nhuyễn giữa diễn giải, hùng biện của Luật sư, Kiểm sát viên về những vấn đề pháp lý với sự phân tích. lập luận chặt chẽ, xác đáng các điều luật cụ thể được áp dụng vào việc giải quyết vụ án hình sự với những con người, những số phận mang tính cá thể hoá sâu sắc. Hơn ở đâu hết, những người tiếp nhận giáo dục pháp luật có cơ hội để nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận bằng cả lý trí, tình cảm thông qua những người thật, việc thật về giá trị đích thực của pháp luật, về con đường và cách thức pháp luật đi vào cuộc sống đời thường của mỗi người.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)