DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÌNH SỰ CỦA NGÀNH TÕA ÁN TỈNH THANH HOÁ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 75 - 81)

- Tổ chức tổng kết hoạt động Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục

DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÌNH SỰ CỦA NGÀNH TÕA ÁN TỈNH THANH HOÁ

NGÀNH TÕA ÁN TỈNH THANH HOÁ

Từ thực tiễn giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của ngành Tòa án tỉnh Thanh Hóa có thể rút ra một số bào học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của

Tòa án không thể tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, các cấp ủy Đảng từ

Tòa án nhân dân tối cao đến Tòa án nhân dân cấp huyện. Thực tế chứng

minh rằng, công tác giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng khác nhau không thể tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, Đảng bộ, các cấp ủy Đảng từ Tòa án nhân dân tối cao cho đến Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tòa án nhân dân tối cao, ở những địa phương nào mà các cấp ủy Đảng từ Tòa án nhân dân tỉnh đến Tòa án nhân dân cấp huyện quán triệt sâu sắc, lãnh đạo sát sao, vào cuộc quyết liệt từ khâu đầu (xây dựng văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch triển khai; xác định rõ mục đích, mục tiêu giáo dục pháp luật; chuẩn bị chu đáo nội dung giáo dục pháp luật; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ

cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án...) đến khâu cuối (trực tiếp phổ

biến, giáo dục pháp luật tại phiên tòa; đôn đốc, nhắc nhở việc phổ biến nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cụ thể, phù

hợp...), thì ở địa phương đó, công tác giáo dục pháp luật của ngành Tòa án

được triển khai thực hiện chu đáo, nghiêm túc và đạt chất lượng, hiệu quả cao; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các nhóm đối tượng;

tạo được niềm tin đối với pháp luật trong các tầng lớp nhân dân. Đây là biểu hiện sâu sắc của việc hiện thực hóa phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước

quản lý, nhân dân làm chủ” trong lĩnh vực giáo dục pháp luật; trong đó,

Đảng lãnh đạo” phải được coi là khâu đầu tiên, có tính chất đột phá, mở

đường để Tòa án nhân dân các cấp triển khai công tác giáo dục pháp luật.

Thứ hai, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình

sự của Tòa án phải luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các

cấp lãnh đạo ngành Tòa án. Cùng với vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, các cấp

ủy Đảng từ Tòa án nhân dân tối cao đến Tòa án nhân dân cấp huyện, vai trò chỉ đạo, điều hành công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự từ phía lãnh đạo các cấp ngành Tòa án từ Tòa án nhân dân tối cao đến Tòa án nhân dân cấp huyện cũng là nhân tố hết sức quan trọng, thể hiện khía cạnh “Nhà nước quản lý” trong phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước

quản lý, nhân dân làm chủ”. Đây được coi là khâu then chốt của công tác giáo

dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự nói riêng. Chính vì vậy, “công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự phải luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh

đạo ngành Tòa án các cấp” là một bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực

tiễn giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự ở Thanh Hóa. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp phải tập trung chỉ đạo, điều hành công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự một cách chủ động, quyết liệt, phổ biến, tuyên truyền các nguyên tắc, quy định của pháp luật một cách sâu rộng tới cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân; giúp họ thông suốt về tư tưởng, chuyển biến về nhận thức pháp luật và hiện thực hóa thành hành vi pháp luật hợp pháp. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp cũng cần trực tiếp tố chức thực hiện và tạo các điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật chất hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự đạt được hiệu quả cao.

Thứ ba, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự đòi hỏi phải củng cố, xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án đủ về số lượng và có các kỹ năng nghiệp vụ giáo dục pháp luật cơ bản. Từ trước tới nay, trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, nhân tố con người luôn luôn giữ vai trò chủ đạo, quyết định mọi thắng lợi của lĩnh vực hoạt động đó. Những người trực tiếp tham gia vào một lĩnh vực hoạt động càng có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghiệp vụ giỏi bao nhiêu thì càng đảm bảo cho hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả cao bấy nhiêu. Theo lôgíc đó, muốn cho công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự đạt được chất lượng, hiệu quả cao thì đòi hỏi ngành Tòa án các cấp phải củng cố, xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng và có các kỹ năng

nghiệp vụ cơ bản về giáo dục pháp luật. Đội ngũ này là những người trực tiếp

tiếp xúc, truyền đạt những thông tin, kiến thức pháp luật cho các đối tượng, đặc biệt là những thông tin, kiến thức pháp luật có liên quan tới các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hữu quan tại phiên tòa. Trong giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự, đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án

là hạt nhân nòng cốt, có “vai trò kép”: họ vừa là những người trực tiếp phổ

biến, thông tin, tri thức pháp luật cho đối tượng; lại vừa có nhiệm vụ hướng dẫn đối tượng biết cách vận dụng những thông tin, kiến thức pháp luật tiếp thu được vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Muốn hoàn thành tốt vai trò đó, mỗi cán bộ, công chức ngành Tòa án phải có trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cao và phải có kỹ năng nghiệp vụ giáo dục pháp luật cơ bản. Những phẩm chất nói trên chỉ có thể có được khi ngành Tòa án chú trọng công tác đào tạo về chuyên môn, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ

phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ngành Tòa án.

Thứ tư, công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình

từng nhóm đối tượng tại phiên tòa. Đối tượng của hoạt động giáo dục pháp luật là những người trực tiếp tham dự, tiếp thu, lĩnh hội các thông tin, kiến thức pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự do Tòa án nhân dân các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện; tuy nhiên, ngoài việc tuân thủ các quy tắc, yêu cầu chung, mỗi người tham dự hoặc theo dõi phiên tòa hình sự lại xuất phát từ những mục tiêu, nhu

cầu riêng của bản thân hoặc gia đình họ... Điều đó giúp giải thích tại sao

cùng là một nội dung giáo dục pháp luật được Tòa án tổ chức, nhưng chỉ thu hút được nhóm đối tượng này mà lại không thu hút được nhóm khác. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua ở Thanh Hóa, số lượng các phiên tòa hình sự có lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật còn ít, nội dung giáo dục pháp luật lại chưa gắn với nhu cầu tri thức pháp luật của từng nhóm đối tượng người dân. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế, bất cập trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự. Từ thực tế đó, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự phải bám sát nhu cầu tiếp nhận tri thức, hiểu biết pháp luật của từng nhóm đối tượng.

Thứ năm, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt

động xét xử hình sự phải sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối

tượng tiếp nhận. Phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật là những thành tố

có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự nói riêng. Có nhiều phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật có thể sử dụng để phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thông qua hoạt động xét xử hình sự. Tùy thuộc vào nội dung giáo dục pháp luật và đối tượng tham dự, theo dõi phiên tòa hình sự mà Tòa án nhân dân các cấp sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức phù hợp.

Thứ sáu, Tòa án nhân dân các cấp cần tăng cường kiểm tra, giám sát

công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự. Có được sự

lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ, các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp cũng như có một đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án giỏi chưa phải đã có thể hoàn toàn yên tâm; chưa hẳn công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự có thể đạt kết quả tốt như ngành Tòa án mong muốn. Công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự đòi hỏi phải gắn chặt chẽ với việc đôn đốc, nhắc nhở,

kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện công tác này. Tăng cường và

đổi mới công tác kiểm tra, giám sát cũng phải được coi là một nhiệm vụ thường xuyên của Đảng bộ, các cấp ủy Đảng cũng như lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp; phải gắn liền với trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức ngành Tòa án. Việc tăng cường khâu kiểm tra, giám sát công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự cho phép phát hiện, xử lý nhanh chóng, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh, rút kinh nghiệm

kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của ngành Tòa án.

Kết luận chƣơng 2

Trong năm 2013, mặc dù còn nhiều khó khăn, thánh thức, song được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và tranh thủ thời cơ, vận hội mới nên tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2013 giữ được ổn định và tiếp tục phát triển. Trong 16 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, có 15 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh được bảo đảm. Tình hình đó đã tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Trong những năm qua, với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, ngành Tòa án tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khá tốt trọng trách của mình trong hoạt động nghiệp vụ xét xử cũng như trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự nói riêng, thể hiện sự nhất quán, thực hiện triệt để các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các cấp uỷ Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo tập trung, thống thất về chuyên môn nghiệp vụ của Toà án nhân dân tối cao. Nhờ đó, công tác xét xử án hình sự hàng năm của ngành Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá không những bảo đảm về số lượng, mà chất lượng xét xử cũng không ngừng được nâng cao qua từng năm. Phần lớn các bản án đều áp dụng đúng pháp luật, công bằng, nghiêm minh, thấu tình đạt lý, đúng thời hạn luật định, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và hội nhập quốc tế; có tác dụng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động xét xử án hình sự của ngành Toà án tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới: vẫn còn tình trạng án bị hủy, cải sửa do áp dụng không đúng pháp luật và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Các bản án sai lầm này tuy không quá nhiều nhưng đã xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của công dân, ít nhiều gây ảnh hưởng đến uy tín của người Thẩm phán, tác động đến niềm tin của nhân dân vào tính công bằng, công lý của Toà án. Công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, làm giảm chất lượng, hiệu quả của công tác này.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)