- Vai trò giáo dục pháp luật của Kiểm sát viên giữ quyền công tố phiên tòa hình sự thể hiện tập trung nhất qua Bản cáo trạng và kết luận của Kiểm sát
1.2.2.2. Đối tượng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự
xử hình sự
Đối tượng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự là những người chịu sự tác động của hoạt động giáo dục pháp luật, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào giáo dục pháp luật để tiếp thu, lĩnh hội những thông tin, kiến thức pháp luật xuất phát từ nhu cầu hoặc yêu cầu hình thành, tích lũy, củng cố hay nâng cao vốn kiến thức, hiểu biết pháp luật của bản thân nhằm đáp ứng những đòi hỏi nhất định của thực tiễn cuộc sống. Đối tượng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự gồm đối tượng gián tiếp và đối tượng trực tiếp.
Đối tượng gián tiếp bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức nhà nước -
lực lượng quan trọng đang trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước các cấp, các ngành; học sinh, sinh viên - lớp công dân trẻ, là lực lượng lao động chính và là những người chủ tương lai của đất nước; các
chủ doanh nghiệp, người quản lý, cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp -
những người có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước, thực hiện thành công đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta; các tầng lớp nhân dân - lực lượng đông đảo, chiếm số lượng lớn trong xã hội, thuộc nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, các ngành nghề các dân tộc khác nhau trong các cộng đồng dân cư. Mặc
dù các đối tượng trên không tham dự phiên tòa hình sự, song kết quả của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự thông qua những kênh thông tin khác nhau đến với các đối tượng kể trên, gián tiếp tác động tới thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật của họ theo hướng tích cực, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, chủ động tham gia phòng chống tội phạm.
Đối tượng trực tiếp của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
hình sự là những cá nhân, đại diện các cơ quan, tổ chức tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp các nội dung của hoạt động giáo dục pháp luật do các chủ thể giáo dục tiến hành nhằm đạt được các mục đích đặt ra. Đối tượng trực tiếp của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
- Căn cứ vào địa vị pháp lý của đối tượng giáo dục pháp luật tại phiên
tòa hình sự có thể chia các đối tượng được giáo dục thành: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của bị cáo, người giám định, người phiên dịch.
- Căn cứ vào các đặc điểm chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội của đối
tượng giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự có thể chia các đối tượng thành nhiều nhóm người có đặc điểm giống nhau, như cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; học sinh, sinh viên; người dân tộc thiểu số; người có nhược điểm về mặt thể chất, tinh thần; phụ nữ, trẻ em...
Các đối tượng giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa hình sự rất đa dạng về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, văn hóa pháp lý, kinh nghiệm thực tiễn, lợi ích, động cơ, mục đích, trạng thái tâm lý... Do vậy, việc nắm bắt các đặc điểm của đối tượng và phân nhóm đối tượng để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho họ tại phiên tòa hình sự sẽ có hiệu quả hơn. Để tiến hành
hoạt động giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự có hiệu quả thì việc nghiên cứu kỹ các đặc điểm của đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp luật là rất quan trọng; trong đó, việc kết hợp địa vị pháp lý trong tố tụng của đối tượng được giáo dục với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của đối tượng sẽ giúp đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình giáo dục. Bên cạnh đó, việc cân nhắc và dự đoán chính xác các điều kiện, khả năng tiếp nhận các tác động của giáo dục pháp luật cũng như khả năng duy trì, phát huy những kết quả của hoạt động giáo dục pháp luật của đối tượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án.