Triển khai quát triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ xét xử, giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 91 - 95)

- Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, một trong những hình thức phổ

3.2.1.1. Triển khai quát triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ xét xử, giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt

vụ xét xử, giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của ngành Tòa án tới toàn thể cán bộ, công chức trong ngành

Chức năng, nhiệm vụ chính của Tòa án là thực hiện hoạt động xét xử, song Tòa án các cấp còn có những nhiệm vụ khác, trong đó có nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;

1. Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của ngành; 2. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành cho nhân dân bằng hình thức phù hợp; 3. Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn [21, Điều 26].

Bởi vậy, Tòa án nhân dân các cấp, trước hết, phải tổ chức, triển khai quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của ngành Tòa án tới toàn thể cán bộ, công chức trong ngành; lấy đó làm cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án.

- Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành Tòa án quán triệt, thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về cải cách tư pháp, gắn việc thực hiện công tác của ngành, công tác giáo dục pháp luật với việc thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp. Nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử các vụ án hình sự. Đảm bảo công tác giải quyết các vụ án đúng luật, đúng thời gian, tiến độ. Phấn đấu không để án oan sai, án bị huỷ, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Tăng cường công tác xét xử lưu động có lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Toà án nhân dân cấp trên đối với Toà án cấp dưới. Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về hoạt động xét xử.

- Tòa án nhân dân tối cao phải tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm triển khai thực hiện các chủ trương và biện pháp đã được nêu trong Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá IX) Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp

luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và tiếp tục

thực hiện nghiêm túc Thông báo kết luận số 74-TB/TW ngày 11/5/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá X) Về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số số 32-

CT/TW; quán triệt nội dung Chỉ thị số 17 CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban

Bí thư Trung ương Đảng (Khoá X) Về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Triển khai

thực hiện Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá IX) và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ- TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012) và Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt

chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm

2005 đến năm 2010 (Chương trình 212) và Đề án 4 “Phát huy vai trò của cơ

quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý

thức chấp hành pháp luật cho cấn bộ nhân dân ở xã, phường, thị trấn” trong

Chương trình 212 (Ban hành kèm theo Quyết định 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ).

- Ngày 09/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến

năm 2016 (Ban hành kèm theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4

năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ). Một trong những quan điểm chỉ đạo của Chương trình hành động là:

Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, nâng cao ý thức pháp luật, đạo đức công vụ, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân; thông qua hoạt động thực thi công vụ kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; gắn kết chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan [35, tr. 5].

Trong tổ chức thực hiện Chương trình cũng nêu rõ: “Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo trong toàn ngành tích cực phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng lồng ghép

hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, Tòa án nhân dân tối cao cũng phải tích cực lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng chương trình hành động của ngành Tòa án phù hợp lĩnh vực hoạt động chuyên môn của ngành.

- Nghiên cứu, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật nội dung và pháp luật hình thức để phục vụ tốt hơn công tác xét xử của Toà án và công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án. Thực tế chỉ ra rằng hiệu quả giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của pháp luật về nội dung và pháp luật tố tụng cũng như việc tuân thủ các nguyên tắc tố tụng trong thực tế xét xử nói chung, xét xử hình sự nói riêng; mức độ nhận thức và “luật hóa” quan niệm về nhiệm vụ giáo dục pháp luật và cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó của Toà án.

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật thông hoạt động xét xử hình sự. Xây dựng thống nhất nội quy phiên toà xét xử hình sự tại trụ sở của Toà án và nội quy phiên toà hình sự xét xử lưu động có lồng ghép công tác giáo dục pháp luật. Nghiên cứu xây dựng quan niệm rõ ràng, thống nhất và bổ sung, hoàn thiện các quy định về nghi thức tiến hành các hoạt động của phiên tòa thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là đối với hoạt động xét xử của Toà án.

- Sau khi Tòa án nhân dân tối cao ban hành kế hoạch, chương trình hành động cụ thể thực hiện công tác giáo dục pháp luật của ngành Tòa án, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phải tổ chức cho toàn thể cán bộ, công chức ngành Tòa án các địa phương học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, coi đó là một nhiệm vụ chuyên môn của mỗi người. Bên cạnh đó, từng cán bộ, công chức ngành Toà án cần chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền cùng cấp

về triển khai công tác giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án; đảm bảo việc thực hiện công tác này đúng mục đích, yêu cầu và có hiệu quả trong phạm vi địa bàn của mình.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)