Đặc trƣng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 26 - 30)

động xét xử hình sự của Tòa án là việc Toà án hình sự trước phiên toà, tại phiên toà hoặc sau phiên toà thực hiện một cách có tổ chức, có chủ định việc cung cấp, trang bị cho các đối tượng những tri thức, hiểu biết cụ thể về các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử hình sự đang được tiến hành, giúp hình thành ở đối tượng ý thức trách nhiệm, trạng thái tâm lý, tình cảm pháp luật đúng đắn, tạo cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật, qua đó hỗ trợ, củng cố và phát huy tác dụng của chính hoạt động xét xử hình sự của Tòa án.

1.1.2. Đặc trƣng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án hình sự của Tòa án

Chức năng chính của Toà án hình sự là thực hiện hoạt động xét xử các vụ án hình sự, mọi nhiệm vụ khác của Toà án, trong đó có hoạt động giáo dục pháp luật, đều nhằm thực hiện tốt nhất chức năng xét xử hình sự theo luật định. Toà án hình sự có thể thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, nhưng tập trung và đặc thù nhất vẫn là giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự. Hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử

hình sự của Tòa án về bản chất là một hình thức giáo dục pháp luật, song lại hàm chứa đầy đủ các thành tố của hoạt động giáo dục pháp luật. “Đó là dạng hoạt động được thực hiện thông qua sự tương tác giữa chủ thể giáo dục pháp

luật và đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp luật” [33, tr. 125]; là hoạt động có

mục đích, có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch, tuân theo những nội dung

giáo dục pháp luật cụ thể được chủ thể xây dựng dành riêng cho đối tượng, dựa trên các phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục phù hợp với điều

Trong giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự, sự tương tác giữa chủ thể giáo dục và đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp luật được thể hiện thông qua hoạt động truyền đạt của chủ thể giáo dục (phổ biến, thuyết trình, tuyên truyền thông tin, kiến thức pháp luật) và hoạt động lĩnh hội của đối tượng giáo dục pháp luật (nghe, tiếp thu các thông tin, kiến thức pháp luật). Hoạt động truyền đạt và hoạt động lĩnh hội luôn nằm trong mối liên hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau.

Tính có mục đích của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động

xét xử hình sự phản ánh những đòi hỏi tất yếu, khách quan của tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng lối sống, làm việc theo pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích mà công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự hướng tới là khắc phục nguyên nhân thiếu hiểu biết pháp luật dẫn tới hành vi phạm tội; tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức, hiểu biết pháp luật cần thiết để tuân thủ, chấp hành pháp luật, biết sống, làm việc theo pháp luật. Mục đích đó chỉ có thể đạt được khi mỗi cá nhân chủ động, tự giác chiếm lĩnh những thông tin, kiến thức pháp luật mà chủ thể cung cấp cho họ, biến việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức pháp luật trở thành nhu cầu nội tại, mục đích tự thân của mỗi người [33, tr.127].

Tính có tổ chức, có kế hoạch của công tác giáo dục pháp luật thông qua

hoạt động xét xử hình sự thể hiện sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của chủ thể giáo dục pháp luật trong việc xác định, lựa chọn những nội dung giáo dục pháp luật thực sự cần thiết, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng; từ đó, tìm ra những phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật phù hợp để có thể hiện thực hóa một cách tối ưu mục đích giáo dục pháp luật cho đối tượng.

Thứ hai, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự có tính

tính đa chủ thể và đa đối tượng. Chủ thể thực hiện công tác giáo dục pháp luật đồng thời là chủ thể tiến hành hoạt động tố tụng hình sự tại phiên tòa. Các chủ

thể giáo dục pháp luật trong một phiên toà hình sự trước tiên là những người tiến hành hoạt động xét xử (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên toà...) và những người tham gia tố tụng hình sự khác (Kiểm sát viên, Luật sư...). Các chủ thể này đều có một nhiệm vụ chung là góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự làm cơ sở để ban hành được bản án, quyết định nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thông qua đó mà đạt được những mục đích giáo dục pháp luật đã đề ra. Tuy nhiên, các chủ thể này lại có những phương cách, biện pháp tác động giáo dục rất khác nhau phụ thuộc vào vai trò và nhiệm vụ tố tụng cụ thể của từng người tại phiên toà hình sự. Chẳng hạn, Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố trong các vụ án hình sự nên vai trò giáo dục của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự được thể hiện đặc biệt tập trung qua bản cáo trạng, tranh luận với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và kết luận của Kiểm sát viên sau quá trình tranh luận công khai, bình đẳng. Việc xét hỏi, tranh luận công khai, khách quan và toàn diện là căn cứ pháp luật để truy tố, buộc tội hoặc miễn tố một cách xác đáng, bảo đảm không để lọt tội phạm đồng thời không làm oan người vô tội. Điều này thể hiện rõ mục tiêu giáo dục pháp luật trong hoạt động công tố không phải là để kết tội, mà là để công lý được thực thi - đó là bài học sâu sắc về tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

Đối tượng tiếp nhân giáo dục pháp luật đồng thời là đối tượng trực tiếp

hoặc gián tiếp của hoạt động xét xử. Hoạt động giáo dục pháp luật tại phiên

toà hình sự không chỉ hướng tới những người tham gia tố tụng (bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...) mà còn hướng những người tham dự, theo dõi phiên toà. Về tổng thể, đối tượng giáo dục pháp luật là những người có mặt tại phiên toà hình sự theo luật định liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc vì lý do riêng có liên quan đến vụ án. Điểm thuận lợi của công tác giáo dục pháp luật tại phiên toà hình

sự là các đối tượng đều có sự quan tâm tới vụ án. Do đó, về cơ bản, họ sẽ lắng nghe, phân tích, đánh giá các sự kiện, lời nói, hành động của những người tiến hành xét xử để từ đó rút ra những kết luận, xác định thái độ, tình cảm và định hướng hành vi riêng của mình đối với vụ án hoặc trong các tình huống tương tự. Tuy nhiên, các đối tượng này lại rất đa dạng, khác nhau về mọi mặt, từ quyền và nghĩa vụ trong vụ án đến độ tuổi, trình độ học vấn, văn hoá pháp lý, về nhận thức và kinh nghiệm xã hội, về lợi ích, động cơ, trạng thái tâm lý khi tham dự phiên toà.

Thứ ba, nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự

rất đa dạng và được thực hiện ở hầu hết các thủ tục tố tụng tại phiên toà hình sự. Nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự rất đa dạng, như những quy phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác; Bộ luật Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành; Bộ luật Tố tụng Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành có liên quan...

Nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự được thể hiện tại hầu hết các giai đoạn thuộc thủ tục tố tụng tại phiên tòa, bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, giai đoạn bắt đầu phiên toà, giai đoạn xét hỏi, tranh luận tại phiên toà, giai đoạn nghị án và công bố bản án, quyết định của Toà án và sau khi tuyên án. Ở tất cả các giai đoạn đó đều cần phải kết hợp và lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao của công tác giáo dục pháp luật.

Thứ tư, bên cạnh các phương pháp giáo dục khác, phương pháp giáo

dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự chủ yếu là phương pháp kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa diễn giải pháp luật và phân tích thực tiễn thông qua người thật, việc thật. Do tính đa chủ thể và đa đối tượng giáo dục tại một phiên toà nên phương pháp giáo dục cũng khá đa dạng phụ thuộc

vào vị trí và đặc điểm của từng chủ thể khi tiếp cận với từng loại đối tượng. Điểm khác biệt so với các hình thức giáo dục khác (trong nhà trường, qua báo chí...) là ở đây có sự kết hợp giữa phương pháp thuyết phục, minh chứng (của Kiểm sát viên, Luật sư, giám định viên... trong quá trình xét hỏi, tranh luận cũng như của Hội đồng xét xử trong phần lập luận của bản án) với phương pháp cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước khi Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định, thể hiện rõ ràng, dứt khoát thái độ của Nhà nước đối với bị cáo. Sự kết hợp phương pháp thuyết phục và cưỡng chế được quy định bởi tính giáo dục và tính cưỡng chế của bản thân pháp luật và là kết quả tất yếu phản ánh nguyên tắc pháp chế của quá trình áp dụng pháp luật.

Thứ năm, hiệu quả của hoạt động xét xử hình sự tại phiên tòa đồng

thời phản ánh hiệu quả công tác giáo dục pháp luật tại phiên tòa hình sự. Hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự có thể được đánh giá bằng chính hiệu quả của hoạt động xét xử hình sự; bởi nếu xác định giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ của hoạt động xét xử hình sự thì hiệu quả của hoạt động xét xử cũng phản ánh hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật. Mặt khác, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự cũng được đánh giá qua những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật mà đối tượng sẽ thực hiện trong hoạt động xét xử. Hành vi của đối tượng giáo dục biểu hiện sự thay đổi, nâng cao một bước nhận thức và tình cảm pháp luật của người đó dưới tác động của những người tiến hành hoạt động xét xử.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoa (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)