TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 141 - 149)

- TCQT: Là chủ thể LQT, trc tiên và chủ yếu là các qgia.

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ

Câu 1: ĐN chế định trách nhiệm pháp lý QT và phân loại trách nhiệm pháp lý QT?

1. ĐN Chế định TNPL QT: Theo khoa học LQT, chế định TNPLQT là tổng thể các ng/tắc và quy phạm LQT điều chỉnh các quan hệ phát sịnh giữa các chủ thể LQT vs nhau vì có hvi vi phạm LQT hoặc t/h hvi mà LQT k nghiêm cấm đã gây ra thiệt hại cho chủ thể LQT khác. Theo chế định này, chủ thể gây thiệt hại phải có nghĩa vụ đáp ứng các đòi hỏi và yêu cầu vật chất cũng như phi vật chất cho chủ thể bị hại. Còn trong t/hợp cần thiết, chủ thể gây thiệt hại có thể bị trừng phạt QT.

VD: Giả định VINASAT 1 nổ bùm, mảnh vỡ rơi xuống TQ -> VN phải bồi thường thiệt hại 2. Phân loại:

* Căn cứ vào tính chất thiệt hại: - TN vật chất

VD: Mỹ gian lận thương mại gây thiệt hại 240tr USD cho EU. EU tăng thuế các mặt hành nhập khẩu của Mỹ thu đủ lại 240tr

- TN phi vật chất: gây ra thiệt hại danh dự, chủ quyền, vị thế, uy tín, phẩm giá của qgia trên trường QT.

VD: Hàng năm, BNG Hoa Kỳ đưa ra báo cáo nhân quyền của các qgia trên TG, trong đó, nhận xét k đúng về tình hình nhân quyền của VN, đây là nhận xét mang tính chủ quan của HK, k theo chuẩn mực chung của QT, làm mất hình ảnh của VN  VN phản đối và HK phải xem xét lại

* Căn cứ vào tính chất của hvi gây thiệt hại:

- TNPLQT chủ quan: Phát sinh từ hvi vi phạm LQT, gây ra thiệt hại cho chủ thể khác của LQT - TNPLQT khách quan: Phát sinh từ hvi LQT k nghiêm cấm nhưng LQT yêu cầu phải BTTH nếu xuất hiện thiệt hại từ hđ này của qgia.

VD: Hđ vũ trụ: vệ tinh nhân tạo rời quỹ đạo, bị rơi gây thiệt hại; nổ tàu vũ trụ…

Câu 2: Phân tích TNPLQT dưới góc độ là chế định của LQT và dưới góc độ là quan hệ pháp luật QT?

1. Dưới góc độ là chế định của LQT:

Chế định TNPLQT là công cụ pháp lý cần thiết, nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm luật QT của chủ thê luật QT do ý nghĩa răn đe và khôi phục lại các quyền cùng trật tự pháp lý bị xâm hại của chế định này, thông qua các hình thức và thể loại truy cứu trách nhiệm. Chế định này đc sử dụng như 1 công cụ đặc biệt nhằm điều chỉnh các QHQT cấp chính phủ và đảm bảo cho luật QT thực hiện chức năng của mình. Điều này lý giải vì sao trong cả 2 hệ thống PLQG và QT đều tồn tại chế định TNPL tương ứng. Việc gắn hậu quả của các hvi pháp lý của chủ thể LQT vs TNPLQT là căn cứ để phân biệt giữa hvi mang tính chính trị vs hvi pháp lý QT của chủ thể LQT.

Các chủ thể quan hệ PLQT nếu có sự vi phạm các cam kết và nghĩa vụ QT, nếu k đặt ra vấn đề truy cứu TNPLQT thì một mặt, quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác sẽ bị xâm phạm, k đc bảo vệ hoặc khôi phục. Mặt khác, tiềm ẩn nguy cơ về ý thức k tôn trọng các qđ của LQT, do k có sự ràng buộc nghĩa vụ của chủ thể LQT vs n~ hậu quả xấu mà chủ thể đó đã gây ra cho chủ thể khác hoặc gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng QT.

Các qđ của chế định TNPLQT đc viện dẫn để giải quyết quan hệ PLQT phát sinh giữa các chủ thể LQT, khi xảy ra sự kiện vi phạm lợi ích chính đáng của 1 chủ thể LQT hoặc khi lợi ích của cộng đồng QT bị xâm phạm. Trong quan hệ này, TNPLQT đc hiểu là sự cưỡng chế trong LQT để buộc chủ thể đã t/h hvi trái PL QT hoặc tuy t/h hvi mà LQT k cấm nhưng gây ra thiệt hại cho chủ thể khác, phải loại bỏ thiệt hại đã gây ra, phải t/h 1 hoặc 1 số yêu cầu của chủ thể bị thiệt hại, kể cả việc phải gánh chịu n~ BP trừng phạt do chủ thể bị thiệt hại hoặc các chủ thể khác áp dụng trên cơ sở PL QT.

2. Dưới góc độ quan hệ PLQT:

Chủ thể quan hệ TNPLQT là chủ thể của luật QT, bao gồm chủ thể chịu TNPLQT và các chủ thể thực hiện truy cứu TNPLQT. Trong số các chủ thể của TNPLQT nói chung, quốc gia là chủ thể phải chịu TN về những hvi nhất định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ko phụ thuộc vào việc họ ở trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Quốc gia phải chịu TN về hvi của cơ quan nhà nc, trong cả t/hợp cơ quan hoặc người đại diện lạm dụng chức vụ hoặc hoạt động quá thẩm q`, gây thiệt hại cho chủ thể # của luật QT. Với hvi của cá nhân là công dân của quốc gia thì TNPLQT của quốc gia đc đặt ra khi có cơ sở để k/định quốc gia đã ko thực

hiện đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết để trừng trị cá nhân vi phạm hoặc giữ gìn trật tự công cộng theo yêu câu của PL nói chung.

LQT cũng quy định rõ việc truy cứu TNHS đối với cá nhân có hvi vi phạm luật QT de dọa, làm ảnh hưởng đến hòa bình an ninh QT. Khi quốc gia vi phạm nghiêm trọng PLQT thì quốc gia phải gánh chịu TNPLQT (VD, liên quan đến tội ác QT), còn các cá nhân thì chịu TNHS. Theo luật QT, việc cá nhân thực hiện hvi tội phạm với tính chất thừa hành công vụ ko là cơ sở pháp lý để giải thoát cho cá nhân khỏi TNHS. Sự trừng phạt tiến hành theo thẩm quyền tài phán QY hoặc quốc gia. Địa vị pháp lý của cá nhân (nguyên thủ qgia, ng đứng đầu CP, bộ trưởng BNG) ko là cơ sở để loại bỏ TNHS khi cá nhân đó có hvi vi phạm mang t/chất tội ác QT.

Theo LQT hiện hành, việc truy cứu TNHS của cá nhân về tội chống hb nhân loại, các tội ác war… đc t/h k có giới hạn về thời hiệu và sựu quy kết trách nhiệm là trên cơ sở chứng minh đc rằng các cá nhân đó đã có hvi phạm tội ác QT liên quan đến hđ của qgia và các cq NN. Điều này đc thể hiệ trong Quy chế của các TAQT đc thành lập để xét xử các TP war vào các năm 1945, 1946; trong 1 loạt các CWQT về các TPHSQT; các quyết định của HĐBA LHQ (2/1993, quyết định thành lập TAQT điều tra và xét xử TP ở Nam Tư cũ…).

Câu 3: Cơ sở của TNPLQT?

Trong luật QT cũ, việc xđ TNPLQT chủ yếu viện dẫn các quy định của luật tập quán QT và theo nguyên tắc chung của PL, đó là 1 chủ thể khi hoạt động vì lợi ích của mình gây thiệt hại cho chủ thể khác thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đã gây ra.

Hiến chương LHQ ghi nhận việc truy cứu TNPLQT đối với hvi vi phạm nghiêm trọng hòa bình an ninh QT trong Điều 39 41 42. Ngoài hiến chương, việc xác đinh TNPLQT của chủ thể luật QT còn căn cứ vào các văn bản PLQT quan trọng khác như Công ước 1948 về Tội diệt chủng. 1973 về Tội phân biệt chủng tộc…

Câu 4: Vi phạm PLQT?

1. Khái niệm:

Sự vi phạm pháp luật quốc tế thường có hai dấu hiệu: có hành vi trái pháp luật và có thiệt hại. Ngoài ra, phải xác định được mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Hành vi trái pháp luật quốc tế: Là hành động hoặc không hành động, trái với các quy định và cam kết quốc tế gây ra thiệt hại cho chủ thể khác hoặc lợi ích cộng đồng quốc tế. Về mặt khách quan tính trai pháp luật biểu hiện ở sự mâu thuẫn giữa hành vi xử sự của chủ thể luật quốc tế so với các quy định của luật này. Hành vi trái pháp luật sẽ xuất hiện trong trường hợp chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế không thực hiện hoặc thực hiện k đúng nghĩa vụ quốc tế của mình, gây ra hậu quả thiệt hại về lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chủ thể khác.

2. Phân loại vi phạm pháp luật quốc tế: * Tội ác quốc tế:

Được hiểu là các hành vi đe dọa hòa bình và an ninh nhân loại. Được xác đinh trong Công ước về chống tội diệt chủng năm 1948, Công ước năm 1973 về chống chủ nghãi Apacthai, Công ước về không áp dụng thời hiệu khởi tố đối với các tên tội phạm chiến tranh chống nhân loại năm 1968.

Vì chưa có sự rõ ràng của vấn đề phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế, Ủy ban luật quốc tế của Liên hợp quốc đang tiến hành soạn thảo Công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế (trong đó có phần phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế). Theo Điều 19 Dự thảo Công ước này, các vi phạm pháp luật quốc tế được hiểu là hành vi của quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế, không phụ thuộc vào khách thể của các cam kết đó, còn tội ác quốc tế được hiểu là hành vi trái pháp luật quốc tế xuất hiện trong trường hợp quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế xuất hiện trong trường hợp quốc gia vi phạm các cam kết quốc tê có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống quốc tế, xâm phạm tới lợi ích sống còn của các quốc gia và các dân tộc, chà đạp lên các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tê, đe dọa hòa bình, an ninh nhân loại, ví dụ, xâm lược, thiết lập và duy trì chế độ thuộc địa, chế độ Apacthai, gây ô nhiễm bầu khí quyển và biển mang tính chất nghiêm trọng…Như vậy, các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế khác không phải là tội ác quốc tế được coi là vi phạm pháp luật quốc tế thông thường.

Theo ý kiến của Ủy ban, một số loại vi phạm pháp luật quốc tế kể trên cần áp dụng một chế độ trách nhiệm pháp lý riêng biệt. Đối với tôi ác quốc tế, các chủ thể khác của luật quốc tế và thậm chí cả

cộng đồng quốc tế đều có thể hành động cần thiết để trừng trị chủ thể đã gây ra tội ác đó. Đối với các vi phạm pháp luật quốc tế hông thường thì chỉ quốc gia bị hại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

* Các vi phạm pháp luật quốc tế thông thường:

Là hành vi của chủ thể luật quốc tế trái với pháp luật quốc tế về mức độ, không nghiêm trọng như tội ác quốc tế nhưng đã gây thiệt hại cho một hoặc một số chủ thể luật quốc tế khác. VD: việc không hành động cần thiết để dẫn tới hành động chống lại đại diện ngoại giao nước ngoài; vi phạm các nghĩa vụ thương mại…Trong các trường hợp đó, trách nhiệm pháp lý đặt ra trong quan hệ giữa chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế với chủ thể bị thiệt hại.

Cần phân biệt hành vi vi phạm luật quốc tế với hành vi thiếu thân thiện của các quốc gia.

Hành vi thiếu thân thiện được hiểu là một hành vi của quốc gia làm thiệt hại cho quốc gia khác nhưng không vi phạm tới cam kết quốc tế. Các hành vi thiếu thân thiện đó làm thiệt hại tới lợi ích không được luật quốc tế bảo vệ của các quốc gia khác.VD: hành vi hạn chế một số quyền của các nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại; tăng thuế hải quan ở một số mặt hàng nhập khẩu; quốc hữu hóa đối với sở hữu nước ngoài. Trong các trường hợp này, quốc gia bị đối xử thiếu thân thiện có quyền tự hành động để đối phó lại nhưng không được vi phạm các quy định và cam kết quốc tế. Hiên tại, luật quốc tế chưa có quy định cấm áp dụng các hành vi thiếu thân thiện như trên trong quan hệ quốc tế. Do vậy, vai trò quan trọng trong vấn đề điều chỉnh các quan hệ loại này thuộc về các quy phạm đạo đưc svà chính trị quốc tế.

Ngoài ra, cần phân biệt hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế với hành vi

vi phạm được xác định là loại tội phạm có tính chất quốc tế (là các tội phạm hình sự, do cá nhân thực hiện, xâm phạm tới trật tự pháp lý quốc tế hoặc quốc gia và mang tính chất nguy hiển trên phạm vi quốc tế). Cơ sở pháp luật của sự truy cứu trách nhiệm đối với các loại tội phạm này là các công ước quốc tế về

đấu tranh chống một số loại tội phạm đặc biệt (tội không tặc, tội khủng bố, tội buôn bán ma túy, chất phóng xa…) và các quy phạm pháp luật hình sự của các quốc gia được ban hành trên cơ sở các công ước đó. Điểm khác biệt cơ bản của tội phạm mang tính chất quốc tế là ở chỗ, những tội phạm này được thực hiện bởi các cá nhân, không có liên quan đến chính sách của quốc gia. (Các cá nhân khi phạm tội phạm có tính chất quốc tế không phải là các nhà chức trách hoặc công chức thay mặt quốc gia khi thi hành công vụ). Về nguyên tắc, quốc gia không chịu trách nhiệm về hoạt động của các cá nhanh, do vậy các loại tội phạm nêu trên không là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế của chủ thể luật quốc tế.

Câu 5: ĐN, cơ sở xác định và hình thức thực hiện TNPL chủ quan?

1. ĐN: Đây là loại hình TNPLQT, bao gồm TN vật chất và phi vật chất. Vì vậy, chủ thể gây ra thiệt hại phải có nghĩa vụ BTTH cả về vật chất cũng như phi vật chất cho chủ thể bị hại trong quan hệ QT.

VD: BNG Hoa Kỳ xin lỗi, cam kết k đưa ra báo cáo nhân quyền sai về VN. Hiện nay, theo tg, mức độ nhận xét đã thiện chí hơn nhiều.

2. Cơ sở xác định: a. Cơ sở pháp lý:

- Xác định TNPLQT của chủ thể luật quốc tế là dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật về hành vi do chủ thể thực hiện bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu TNPLQT. Các quy định này đc ghi nhận trong điều ước quốc tế, tập quán pháp, quyết định của tòa án và trọng tài quốc tế, các văn bản bắt buộc của tổ chức quốc tế liên CP và văn bản đơn phương của quốc gia.

VD:

+ Cơ quan tài phán QT: Vụ kiện Mỹ - EU về 240tr USD, phán quyết của DSB (WTO) là cơ sở pháp lý buộc Mỹ - ben thua kiện phải thực thi, tuân thủ…

+ Tổ chức QT liên CP: Quyết định của HĐBA LHQ về trừng phạt Iran, Irac, Triều Tiên về vấn đề hạt nhân -> cơ sở pháp lý truy cứu TNPL của các qgia này…

+ VBPLQG: VN tuyên bố cho tàu thuyền của các qgia tự do đánh bắt cá ở vùng đặc quyền KT của VN. Nhưng sau đó, VN lại cấm đánh bắt cá trong vùng đặc quyền KT mà k có lý do, k thông báo trc vs các qgia về việc đình chỉ cam kết đơn phương -> vi phạm văn bản pháp lý của chính mình và vi phạm cam kết QT.

b. Cơ sở thực tiễn: * Có hành vi trái PLQT:

Là hành vi vi phạm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế, vi phạm các nghĩa vụ quốc tế, ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng các cam kết quốc tế, kể cả việc ko thực hiện những hành vi cần phải thực hiện theo đúng quy định của luật QT nhằm ngăn ngừa trừng trị kẻ vi phạm. Biểu hiện:

- Có thể xuất phát từ việc quốc gia ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng những nghĩa vụ QT đã cam kết. Tại hội nghị Lahaye 1930, ủy ban pháp điển hóa luật QT đã ghi nhận việc quốc gia phải chịu TN về những hvi của cơ quan mình gây tổn hại cho quốc gia khác vì ko tôn trọng nghĩa vụ QT.

- Có thể là hvi ko thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ tố tụng QT. VD: nghĩa vụ phải chấp

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 141 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w