Điều 8 Công ước 1982 quy định:

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 66 - 67)

“1. Trừ trường hợp đã được quy định ở Phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia.

2. Khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp được nói ở Điều 7 gộp vào nội thủy các vùng nước trước đó chưa được coi là nội thủy, thì quyền đi qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng ở các vùng nước đó.”

- Một quốc gia có thể có một hay nhiều vùng nước nội thủy với các chế độ pháp lý khác nhau như: nội thủy, nội thủy trong đó quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền được tôn trọng:

+ Nội thủy: các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải, tiếp

liền với bờ biển như Vịnh, cửa sông,… là nội thủy đích thực, tại đó không tồn tại quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài:

+ Nội thủy trong đó quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền được tôn trọng: nội thủy trong đó

cho phép tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại, là vùng nước có các đường hàng hải quốc tế đi quan mà trước đó chưa được coi là nội thủy, nhưng do việc xác định đường cơ sở thẳng, vùng nước này trở thành nội thủy, và quyền qua lại vô hại vẫn được duy trì để đảm bảo lưu thông hàng hải quốc tế vẫn phát triển bình thường, không bị trở ngại.

- Vùng nước hoặc vịnh lịch sử là các vùng biển, không phải là nội thủy nhưng do tính chất lịch sử của mình, chúng được hưởng quy chế nội thủy. Một vịnh được coi là lịch sử phải thỏa mãn 3 điều kiện sau đây:

+ Quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền của mình trên đó; + Việc sử dụng vùng biển trên được thực hiện một cách liên tục, hòa bình, lâu dài.

+ Có sự công nhận của cộng đồng quốc tế bằng sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng ko phản đối của các quốc gia quan tâm, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này.

VD: Hiệp định về vùng nước lịch sử ký ngày 7/7/1982 tại tp.HCM giữa CHXHCNVN và CHND Campuchia quy định một “vùng nước lịch sử chung” căn cứ vào các điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế và quốc phòng. Vùng này được giới hạn bởi các bờ biển Hà Tiên và Kampot, đảo Phú Quốc và các đảo ngoài khơi Thổ Chu và Poulo Wai. Vùng này được hai bên coi như đặt dưới chế độ nội thủy và có chế độ quản lý chung về đánh cá, tuần tra và kiểm soát trong khi chờ đợi việc giải quyết đường biên giới trên biển trong vùng nước lịch sử.

2/ Quy chế pháp lý của vùng nội thủy.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w