Tuyên bố về các nguyên tắc của LQT 1970.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 47 - 48)

3/ Nội dung pháp lý.

* Theo Hiến chương LHQ: Nghĩa vụ hợp tác với nhau giữa các thành viên LHQ để thực hiện tôn

chỉ, mục đích của Hiến chương và nghĩa vụ hợp tác với tổ chức LHQ để đạt được n~ mục đích để trên. Các hình thức và mực độ hợp tác tùy thuộc vào chính bản thân các quốc gia, tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện vật chất và khả năng sẵn sàng thích ứng của hệ thống pl trong nước thực thi n~ nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia phải gánh vác.

Nghĩa vụ hợp tác còn thể hiện ở việc các quốc gia phải hành động phù hợp với các nguyên tắc của LHQ. Có nghĩa là các quốc gia phải thể hiện nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua sự hợp tác, phối hợp với nhau. Ngay cả n~ quốc gia không phải là thành viên của LHQ cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương vì điều này cần thiết cho công cuộc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

* Theo Tuyên bố về các nguyên tắc của LQT 1970 quy định cụ thể nội dung của nguyên tắc này:

- Quốc gia phải hợp tác với quốc gia khác trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

- Các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung và tuân thủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình thức phân biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc.

- Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, thương mại và kỹ thuật, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ.

- Các quốc gia phải hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, khoa học, công nghệ nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giao dục, phát triển kinh tế trên toàn thể giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

4/ Ngoại lệ.

Không có ngoại lệ ngay cả trong chiến tranh, ký hiệp định quân sự, khi vị tấn công phải hợp tác để chống lại bên thứ 3  nghĩa vụ pháp lý quốc tế bắt buộc.

Câu 10: Nguyên tắc dân tộc tự quyết? 1/ Nguồn gốc, xuất xứ.

- Xuất phát từ việc tôn trọng quyền của mỗi dân tộc trong việc thiết lập các quan hệ quốc tế, dựa trên nền tảng chủ quyền dân tộc.

- Về phương diện pháp lý, chủ quyền dân tộc là quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc đó trong đời sống quốc tế, thể hiện ở tổng thể các quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc, được ghi nhận tại các văn bản pl quốc gia và quốc tế.

Chủ quyền dân tộc được hiện thực hóa trong đời sống quốc tế thông qua quyền dân tộc cơ bản, là quyền vốn cơ của mỗi dân tộc, được LQT ghi nhận và đảm bảo thực hiện:

+ Quyền được độc lập của dân tộc. + Quyền bình đẳng với các dân tộc khác. + Quyền tự quyết của dân tộc.

+ Quyền được sống trong hòa bình, an ninh, phát triển bền vững. + Quyền được định đoạt tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w