Giống nhau: phê chuẩn, phê duyệt là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia nhằm ràng buộc

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 28 - 32)

quốc gia với ĐƯQT.

- Khác nhau:

+ Chủ thể thực hiện hành vi:

_Phê chuẩn: do cơ quan lập pháp tiến hành _Phê duyệt: do cơ quan hành pháp tiến hành

+ Đối tượng thực hiện hành vi:

_Phê chuẩn: đối với n~ vấn đề quan trọng, cơ bản. _Phê duyệt: đối với n~ vấn đề ít quan trọng, thường nhật.

VD: Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 của VN:

Tại Điều 2:

“7. Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đã ký đối với nước CHXHCNVN.

8. Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đã ký đối với nước CHXHCNVN.”

- Công ước Luật biển 1982, Nghị định thư gia nhập WTO: là vấn đề quan trọng  do Quốc hội phê chuẩn.

- Hiệp định tín dụng, kinh tế, thương mại, vận tải: Do Chính phủ phê duyệt.

Câu 8: Các cách thức ra đời một ĐƯQT?

- Giai đoạn đàm phán, soạn thảo, thông qua  dự thảo  ký  phát sinh hiệu lực. - Giai đoạn đàm phán, soạn thảo, thông qua  ký  phê chuẩn  phát sinh hiệu lực. - Giai đoạn đàm phán, soạn thảo, thông qua  ký  phế duyệt  phát sinh hiệu lực. - Gia nhập

Câu 9: Điều kiện có hiệu lực, hiệu lực theo không gian, thời gian của ĐƯQT? 1/ Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT.

- ĐƯQT có hiệu lực và trở thành nguồn của LQT phải thỏa mãn cùng một lúc 3 điều kiện sau đây: + Nội dung của ĐƯQT phải phù hợp với nội dung của các quy phạm jus cogens, bao gồm cả các nguyên tắc cơ bản của LQT.

+ ĐƯQT phải được xây dựng dựa trên cơ sở thỏa thuận, tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.

+ Trình tự, thủ tục và thầm quyền ký kết ĐƯQT phải tuân thủ các quy định có liên quan của LQT về vấn đề này.

2/ Hiệu lực theo không gian của ĐƯQT.

- Về nguyên tắc, ĐƯQT có hiệu lực bao trùm lên tất cả không gian, lãnh thổ của các quốc gia thành viên ĐƯQT.

- Tuy nhiên có ngoại lệ từ nguyên tắc này.

+ Có ĐƯQT có hiệu lực không chỉ bao trùm mà còn ra ngoài lãnh thổ của các quốc gia tham gia. VD: Công ước Luật biển 1982, ngoài việc có hiệu lực với các thành viên còn có hiệu lực bao trùm lên cả vùng biển quốc tế.

Thông báo của Hà Lan về việc áp dụng Công ước về quy tắc ứng xử liên quan đến vấn tải bằng đường biển cho Aruba thuộc Hà Lan  mở rộng phạm vi áp dụng về mặt lãnh thổ.

+ Có ĐƯQT không có hiệu lực ở lãnh thổ nhất định vì lý do chính trị, quân sự.

VD: Tuyên bố của Đan Mạch năm 1987 về việc áp dụng Công ước vận chuyển hàng hóa quốc tế cho quân đảo Faroe  trong quá trình thực hiện điều ước, quốc gia thành viên đã thông báo rút lại việc không áp dụng về mặt lãnh thổ.

3/ Hiệu lực về thời gian của ĐƯQT.

- Thời điểm có hiệu lực

- Thời hạn có hiệu lực: ngắn (3 – 5 năm), trung (10 – 20 năm), dài (30 – 50 năm), vô thời hạn.

VD: ĐƯ ngắn hạn: Hiệp định tài chính, tín dụng, thương mại, xuất – nhập khẩu, giao dục, giao thông vận tải  do đối tượng của các hiệp định là luôn thay đổi nên quy định thời hạn ngắn để có sự bổ sung, thay đổi, hủy bỏ để ký kết HĐ mới.

ĐƯ vô thời hạn: quyền con người, lãnh thổ, biến giới,…  không có thời điểm chấm dứt hiệu lực. - Thời điểm chấm dứt hiệu lực.

 Các vấn đề này thường được quy định trong ĐƯQT có liên quan với n~ nội dung quy định hoàn toàn không giống nhau.

VD: Công ước quốc tế về quyền con người có hiệu lực tại thời điểm quốc gia thứ 23 gửi văn kiện phê chuẩn.

Công ước luật biển 1982 “có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày lưu chiểu văn bản phê chuẩn hay

tham gia thứ 60” (khoản 1 Điều 308).

 Văn kiện phê chuẩn và thư phê chuẩn:

- Văn kiện phê chuẩn: chỉ dùng cho quốc gia, vì chỉ có quốc gia mới có dân cư. - Thư phê chuẩn: ngoài quốc gia còn có các chủ thể khác có quyền phê chuẩn.

* ĐƯQT trao quyền và nghĩa vụ cho bên thứ 3, tức là bên thứ 3 chịu sự ràng buộc của điều ước nếu bên thứ 3 đồng ý.

- Với việc trao quyền: bên thứ 3 im lặng  đồng ý.

- Việc quy định nghĩa vụ: bên thứ 3 phải thể hiện rõ ràng bằng văn bản.

VD: Hiệp ước Potxdam 1945 chấm dứt chiến tranh toàn thế giới và phân định vùng ảnh hưởng của các quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ 2 do Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp ký kết, quy định:

+ Dành cho Ba Lan được hưởng miền Đông Phổ rộng lớn (Đức)  Ba Lan có quyền nhận hoặc không nhận và phải thông báo cho 4 nước thành viên hiệp ước bằng văn bản.

+ Quy định nghĩa vụ cho Đức trong tương lai: Đức ko được phát triển lực lượng vũ trang và vũ khí tấn công  Nghĩa vụ pháp lý quốc tế đặc biệt (trừng phạt quốc tế)  Đức (bên thứ 3) không có quyền từ chối, bắt buộc phải chấp nhận.

* Tạo ra hoàn cảnh khách quan, duy trì hoàn cảnh dó mà bên thứ 3 bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh đó.

Đây là n~ điều ước mà quốc gia thứ 3 phải tôn trọng và tính đến trong quan hệ của họ với n~ quốc gia liên quan.

VD: Điều ước phân định biên giới quốc gia giữa VN và TQ  Lào bị ảnh hưởng đối với ngã 3 biên giới giữa VN – TQ – Lào.

Hiệp định về Nam Cực: Nam cực trở thành lãnh thổ quốc tế  được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô,…  nhiều quốc gia tôn trọng điều ước này, được phép sử dụng vùng đất làm hoạt động hòa bình.

ĐƯQT liên quan đến giao thông trên các sông quốc tế (sông Ranh, sông Đanuyp,…), các kênh đào quốc tế (kênh đào Panama,…) và eo biển quốc tế (eo biển Gibranta, eo biển Thổ Nhỹ Kỳ).

* Có quy định về điều khoản tối huệ quốc.

- Tối huệ quốc xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

VD: VN giành ưu đãi cho quốc gia A thì cũng phải giành ưu đãi tương xứng cho quốc gia B hoặc C nếu giữa các quốc gia tồn tại điều khoản tối huệ quốc.

* ĐƯQT có thể được quốc gia viện dẫn tới tính chất tập quán quốc tế.

Câu 11: Mức độ tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan tới hiệu lực của ĐƯQT?

Hiệu lực thi hành của một ĐƯQT có thể chịu sự tác động khác nhau của các yếu tố khách quan, chủ quan, dẫn đến hệ quả chấm dứt vĩnh viễn hoặc tạm thời đình chỉ.

- Những tác động mang tính chất khách quan, dẫn đến hệ quả điều ước chấm dứt hoàn toàn, như trường hợp do đối tượng của điều ước đã bị hủy bỏ hoặc không còn tồn tại hoặc do việc xuất hiện một quy phạm bắt buộc chung của LQT (jus cogens).

Trường hợp do có sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh (Rebus sic stantibus) thì theo Điều 62 Công ước Viên 1969 một quốc gia có thể viện dẫn một sự thay đổi cơ bản các điều kiện, hoàn cảnh hiện tại, so với các điều kiện, hoàn cảnh đã tồn tại vào lúc ký kết ĐƯQT mà các bên đã ko dự kiến được để có cơ sở hay lý do chấm dứt, rút ra khỏi điều ước. Tuy nhiên các quốc gia không thể viện dẫn sự thay đổi này để hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực của điều ước về xác lập biên giới. Ngoài ra nếu sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh là do sự vi phạm của chính bên đã nêu ra lý do thì điều ước vẫn có hiệu lực thực hiện.

VD: năm 1955, các nước XHCN ở Đông Âu thành lập khối quân sự Vacxava >< NATO. Thành viên của Hiệp ước Vacxava bắt buộc phải là quốc gia XHCN ở Châu Âu  Việt Nam, Trung Quốc không phải thành viên. Năm 1991, các nước XHCN ở châu Âu thay đổi thể chế XHCN thành TBCN.  Hiệp ước Vacxava không thể thực hiện được.

- Yếu tố chủ quan tác động đến thực hiện điều ước thường xảy ra khi có sự vi phạm cơ bản đối với một điều ước. Trường hợp này được áp dụng trên nguyên tắc có đi có lại nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi giữa các bên ký kết. Một bên ký kết có quyền viện dẫn sự vi phạm của bên ký kết khác để chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thực hiện điều ước của toàn bộ hay một phần điều ước đã ký kết. Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận về việc hủy bỏ hoặc tạm đình chỉ hiệu lực thi hành của điều ước thì chủ thể kết ước có quyền hành động theo thỏa thuận trong điều ước đó.

Ngoài ra, hiệu lực thi hành một phần hay toàn bộ điều ước quốc tế có thể bị tác động bởi việc thực hiện các hành vi hợp pháp của chủ thể ký kết, như hành vi bảo lưu điều ước, hành vi thực hiện quyền kế thừa của chủ thể LQT trong giải quyết các vấn đề kế thừa quốc gia, chính phủ.

Câu 12: Bảo lưu ĐƯQT? 1/ Khái niệm.

Theo Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế tại điểm d Điều 2: “Thuật ngữ bảo lưu dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách việc hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó”.

Bảo lưu chỉ có thể tiến hành vào thời điểm quốc gia thực hiện các hành vi nhằm xác nhận sự ràng buộc của một điều ước với quốc gia đó.

2/ Điều khoản bảo lưu.

LQT thừa nhận bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết ĐƯQT nhưng quyền này không phải tuyệt đối mà nó bị hạn chế trong n~ trường hợp nhất định.

Một quốc gia sẽ không được phép đưa ra tuyên bố bảo lưu nếu liên quan đến: - Trường hợp ĐƯQT cấm bảo lưu;

- Trường hợp bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước.

- Trong nội dung của điều ước đó chỉ cho phép bảo lưu đối với những điều khoản nhất định. Trong thực tiễn, có thể có 2 dạng quy định liên quan đến vấn đề bảo lưu:

- Trường hợp điều ước có điều khoản bảo lưu: nếu điều ước cho phép bảo lưu hoặc chỉ được bảo lưu n~ điều khoản cụ thể thì n~ vấn đề bảo lưu sẽ tuân theo các quy định của chính ĐƯQT đó.

- Trường hợp điều ước không có điều khoản quy định về bảo lưu: thực hiện theo Công ước Viên 1969 tại Điều 20 về chấp thuận và bác bỏ bảo lưu:

“1. Một bảo lưu được một điều ước rõ ràng cho phép thì không cần được các quốc gia ký kết chấp thuận, trừ khi điều ước quy định việc chấp thuận này.

2. Khi từ số quốc gia tham gia đàm phán có hạn, từ đối tượng và mục đích của điều ước mà việc thi hành toàn bộ điều ước giữa các bên là một điều kiện chủ yếu của việc đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước của mỗi bên thì một bảo lưu cần phải được tất cả các bên chấp thuận.

3. Khi một điều ước là một văn kiện về việc thành lập một tổ chức quốc tế, thì một bảo lưu đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức này, trừ khi điều ước có quy định khác.

4. Trong trường hợp đã ghi nhận ở những điều khoản trên và trừ khi điều ước có quy định khác: a) Việc một quốc gia ký kết chấp thuận một bảo lưu sẽ làm cho quốc gia đề ra bảo lưu trở thành một bên tham gia điều ước trong quan hệ với quốc gia đó; nếu điều ước đã có hiệu lực hoặc khi điều ước có hiệu lực đối với các quốc gia đó.

b) Việc một quốc gia ký kết khác phản đối bảo lưu sẽ không cản trở điều ước có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đề ra bảo lưu, trừ khi quốc gia phản đối bảo lưu đã bày tỏ rõ ý định ngược lại.

c) Một văn kiện theo đó một quốc gia biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của mình đối với một điều ước kèm theo một bảo lưu sẽ có giá trị khi ít nhất có một quốc gia ký kết khác chấp thuận bảo lưu đó.

5. Nhằm những mục đích của các khoản 2 và 4, và trừ khi điều ước có quy định khác, một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp thuận nếu quốc gia này không phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu đó hoặc ngày quốc gia này biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, nếu hành vi này xảy ra sau ngày bảo lưu được đề ra.”

Bảo lưu không đặt ra đối với các ĐƯQT song phương vì các thỏa thuận, cam kết trong quan hệ song phương hầu như chỉ liên quan đến chính hai bên chủ thể, thông qua các điều khoản trong điều ước để xác lập rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên. Vì vậy, nếu một trong hai bên đưa ra bảo lưu sẽ dẫn đến sự tổn hại cho lợi ích của bên kia. Sự bất đồng (nếu có) về n~ điều khoản cụ thể sẽ đòi hỏi các bên phải tiến hành thương lượng lại thì mới có thể đạt được n~ thỏa thuận để hình thành nên văn bản điều ước mà các bên mong muốn thiết lập.

* Thủ tục bảo lưu.

Do bảo lưu có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị hiệu lực của các điều khoản của ĐƯQT trng quan hệ giữa các bên nên theo quy định của Công ước Viên 1969, việc tuyên bố bảo lưu, rút bảo lưu, chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu đều phải được trình bày bằng văn bản và thông báo cho các bên liên quan.

Điều 22 Công ước Viên 1969 quy định về rút ra các bảo lưu và các phản đối bảo lưu:

“1. Trừ khi điều ước có quy định khác, bất cứ lúc nào cũng có thể rút một bảo lưu mà không cần có

sự đồng ý của quốc gia đã chấp thuận bảo lưu.

2. Trừ khi điều ước có quy định khác, bất cứ lúc nào cũng có thể rút một phản đối bảo lưu. 3. Trừ khi điều ước có quy định khác hoặc có thỏa thuận nào khác:

a) Việc rút một bảo lưu sẽ chỉ có giá trị hiệu lực đối với một quốc gia ký kết khác khi quốc gia này nhận được thông báo;

b) Việc rút một phản đối bảo lưu sẽ chỉ có giá trị hiệu lực khi nào quốc gia đề ra bảo lưu nhận được thông báo về việc rút này.”

Điều 23 Công ước Viên 1969 quy định về Thủ tục liên quan đến những bảo lưu như sau:

“1. Bảo lưu, chấp thuận rõ ràng một bảo lưu và phản đối bảo lưu phải được viết thành văn bản và thông báo cho các quốc gia ký kết và các quốc gia có tư cách để trở thành các bên tham gia điều ước.

2. Một bảo lưu được nêu ra vào thời điểm ký kết một điều ước là đối tượng cần được phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt, sẽ phải được quốc gia đề ra bảo lưu chính thức khẳng định khi quốc gia đó biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước. Trong trường hợp này, bảo lưu coi như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định.

3. Việc chấp thuận rõ ràng hoặc phản đối một bảo lưu trước khi có sự khẳng định bảo lưu đó sẽ không cần thiết phải khẳng định lại nữa.

4. Việc rút một bảo lưu hoặc một phản đối bảo lưu phải được làm thành văn bản.”

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w