Bình đẳng: trong mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, trong 1 trật tự pháp lý quốc tế  một quốc gia thực hiện chủ quyền không được làm ảnh hưởng đến quốc gia khác, không được vi phạm LQT.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 42)

quốc gia thực hiện chủ quyền không được làm ảnh hưởng đến quốc gia khác, không được vi phạm LQT. Hệ quả là một quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các quốc gia không phân biệt lớn nhỏ.

Câu 5: Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)? 1/ Nguồn gốc, xuất xứ.

- Xuất hiện từ rất sớm, khi xuất hiện nhà nước và tồn tại dưới hình thức tập quán pháp lý quốc tế (Pacta sunt Servanda).

2/ Văn bản ghi nhận.

- Được ghi nhận trong nhiều ĐƯQT đa phương và song phương,

+ Lời mở đầu của Hiến chương LHQ đã khẳng định sự quyết tâm của các nước thành viên “tạo

điều kiện để đảm bảo công lý và sự tôn trọng các nghĩa vụ phát sinh từ ĐƯQT và các nguồn khác của LQT”. Khoản 2 Điều 2 Hiến chương: “Tất cả các thành viên LHQ thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”.

+ Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT: “mỗi ĐƯQT hiện hành đều ràng buộc các bên tham gia và

đều được các bên thực hiện một cách thiện chí”.

+ Tuyên bố về các nguyên tắc của LQT năm 1970 đã mở rộng hơn nữa phạm vi áp dụng của nguyên tắc này. Theo đó, mỗi quốc gia phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do Hiến chương đặt ra, các nghĩa vụ phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng rãi của LQT. Khi nghĩa vụ theo ĐƯQT trái với nghĩa vụ của thành viên LHQ theo Hiến chương thì nghĩa vụ theo Hiến chương có giá trị ưu tiên.

3/ Nội dung pháp lý.

- Nguyên tắc này quy định các chủ thể LQT phải có nghĩa vụ tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế phát sinh từ:

+ Các quy phạm jus cogens của LQT (bao gồm cả các nguyên tắc cơ bản của LQT). + Các quy định của Hiến chương LHQ

+ Các quy định của các ĐƯQT và các nguồn của LQT khác (như tập quán quốc tế và các nguồn bổ trợ).

- Nguyên tắc này chỉ được áp dụng đối với các ĐƯQT có hiệu lực, nghĩa là đối với n~ điều ước được ký kết một cách tự nguyện trên cơ sở bình đẳng. Bất kỳ một điều ước bất bình đẳng nào cũng xâm phạm chủ quyền quốc gia và Hiến chương LHQ, bởi LHQ được thành lập trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước thành viên.

4/ Trường hợp ngoại lệ.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 42)