Nhập quốc tịch mới phải thôi quốc tịch cũ (tùy quy định của từng quốc gia)

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 50 - 51)

VN: khi nhập quốc tịch VN phải thôi quốc tịch cũ trừ trường hợp có lợi cho nhà nước VN (cầu thủ, vận động viên thể thao,…)

* Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn.

- Lựa chọn quốc tịch là quyền của người dân được tự do lựa chọn cho mình một quốc tịch hoặc là giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc là nhận quốc tịch của quốc gia hữu quan khác.

- Việc lựa chọn quốc tịch phải được thực hiện trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết, bảo đảm tuyệt đối quyền lợi và tài sản của người lựa chọn quốc tịch.

- Vấn đề này được điều chỉnh trong các ĐƯQT hữu quan: Hiệp ước Potsdam, Hiệp định 1945 giữa Liên xô (cũ) với Ba Lan, Hiệp định 1946 giữa Tiệp Khắc (cũ) với Liên Xô (cũ)…

- 2 trường hợp:

+ Đương sự tự do lựa chọn quốc tịch trong trường hợp đa quốc tịch.

+ Sự lựa chọn quốc tịch trong trường hợp chuyển giao lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác.

VD: Ở VN: trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật quốc tịch có hiệu lực thì những người VN ở nước ngoài có quyền giữ quốc tịch.

VD: Sopanh: mẹ là người Ba Lan, sinh ra và lớn lên ở Ba Lan, đến 17 tuổi thì sang Pháp sinh sống (Pháp là quê cha). Khi có tranh chấp giữa Pháp và Ba Lan  TA giải quyết Sopanh là công dân Ba Lan, dự trên ý nguyện cuối cùng của Sopanh trước khi chết.

VD: Sau chiến tranh, biên giới Ba Lan – Liên Xô (cũ) thay đổi: 1 phần đất của Ba Lan trước đó chuyển sang cho LX và ngược lại.  người dân trên hai mảnh đất này có quyền lựa chọn quốc tịch Ba Lan hoặc Liên Xô để tiện cho an ninh và quản lý dân cư: Nếu giữ quốc tịch thì quay về nước, nếu chuyển quốc tịch thì ở giữ nguyên chỗ ở.

* Hưởng quốc tịch theo phục hồi quốc tịch.

Áp dụng đối với n~ đối tượng đã mất quốc tịch nhưng mong muốn trở lại quốc tịch quốc gia đó.

* Hưởng quốc tịch theo thưởng quốc tịch.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 50 - 51)