Campuchia – VN:

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 87 - 92)

+ 20/7/1983: Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa 2 nước (gồm 4 điểm). + 27/12/1985: Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước.

 Trên thực tế, VN có chung với Campuchia 1137 km đường biên giới đất liền và tính đến 1988 đã phân giới được 207 km. Hiện nay đang xúc tiến đảm phán đề giải quyết toàn vẹn vấn đề đất liền và biên giới trên biển.

+ Ngày 7/7/1977, giữa Việt Nam và Campuchia đã ký kết Hiệp định về vùng nước lịch sử của

nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia.

- VN – TQ:

+ Căn cứ: Công ước Pháp – Thanh năm 1887 và 1895 về phân chia biên giới giữa Bắc kỳ và nhà Thanh.

+ 30/12/1999: Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Trung được ký kết tại Bắc Kinh.  6/7/2000: trao đổi để phê chuẩn hiệp ước này.

+ 25/12/2000: Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.

Câu 19: So sánh vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp lãnh hải? * Giống nhau:

- Quốc gia có quyền chủ quyền riêng biệt. - Có quy chế pháp lý hỗn hợp.

- Tiếp liền lãnh hải. - Đều là vùng nước biển.

- Các quốc gia ven biển đều có quyền kinh tế trong cả 2 vùng.

* Khác nhau.

Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tế

Cách xác định Không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở

Không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở

Quy chế pháp

- Có quyền của vùng đặc quyền kinh tế và một số quyền khác.

- Quy định thẩm quyền riêng biệt và giới hạn đối với tàu thuyền nước ngoài. - Quốc gia ven biển có nhiều quyền hơn

- Chỉ có quyền trong lĩnh vực kinh tế, không có 3 quyền: ngăn ngừa, trừng trị, hiện vật lịch sử như vùng tiếp giáp lãnh hải

- Có sự cần bằng quyền quốc gia ven biển với quốc gia khác.

- Ít quyền hơn

Phạm vi thẩm quyền

Quy chế pháp lý không bao trùn lên vùng đặc quyền kinh tế

Quy chế pháp lý bao trùm lên vùng tiếp giáp lãnh hải

Câu 20: So sánh chế độ pháp lý thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế? * Giống nhau:

- Rộng 200 hải lý tình từ đường cơ sở, ngoài lãnh hải - Có đặc quyền kinh tế;

- Đều có quyền chủ quyền và quyền tài phán.

- Ở một số quốc gia thì hai vùng này chồng khít (chiều rộng đều bằng 200 hải lý)

* Khác nhau:

Vùng đặc quyền kinh tế Thềm lục địa

Chiều rộng Rộng 200 hải lý Một số quốc gia có thể kéo dài 350 hải lý từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2.500 m

Xác định chủ quyền của quốc gia ven biển

Quốc gia ven biển phải đưa ra tuyên bố khẳng định quyền chủ quyền của mình

Quốc gia ven biển mặc nhiệm có quyền chứ không cần tuyên bố

Phạm vi quyền Có 3 quyền tự do: hàng hải, hàng

không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm Không có 3 quyền tự do này

Câu 21: Các nguyên tắc của Luật biển quốc tế? * Nguyên tắc tự do biển cả:

- ND nguyên tắc: biển cả được đẻ ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù là những quốc gia có biển hay không có biển. Nguyên tắc này không cho phép bất cứ một quốc gia nào đó có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc chủ quyền của mình.

- Các quyền tự do biển cả bao gồm: + tự do hàng hải;

+ Tự do đánh bắt hải sản;

+ Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm; + Tự do hàng không;

+ Tự do nghiên cứu khoa học biển;

+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép. - Vai trò với xác định quy chế pháp lý các vùng biển:

+ Vai trò quyết định trong xác định quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế (cốt lõi, nền tảng, cơ sở pháp lý chủ yếu của quy chế).

+ Góp phần xây dựng quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. + Có tác động đến việc xây dựng quy chế pháp lý lãnh hải: đi qua không gây hại.

+ không tác động đến nội thủy, một số nội thủy vẫn có áp dụng quyền đi qua không gây hại nhưng là việc áp dụng có tính chất truyền thống do xác định đường cơ sở đã gộp vào nội thủy.

* Nguyên tắc đất thống trị biển.

- ND: cho phép quốc gia ven biển mở rộng chủ quyền quốc gia hướng ra biển. Việc mở rộng quyền lực quốc gia ra hướng biển được quyết định bởi các nhân tố chính trị và khoa học kỹ thuật nhưng ko thể tách rời cơ sở pháp lý được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Điều 2 CƯ luật biển 1982 quy định: “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh

thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải (merterritoriale). Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất của biển này.”

Điều 49 CƯ quy định: “Chính chủ quyền của quốc gia quần đảo trên các đảo của mình là cơ sở cho

cộng đồng quốc tế chấp nhận học thuyết quốc gia quần đảo và mở rộng chủ quyền đó ra vùng nước quần đảo, bất kể chiều sâu và khoảng cách xa bờ của chúng thế nào”.

Nguyên tắc này còn thể hiện trong phân định biển bằng yêu cầu không được sửa chữa lại tự nhiện, theo đó mỗi quốc gia được hưởng phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ của mình ra biển. Ngay cả khi một vùng đáy biển gần lãnh thổ của một quốc gia hơn lãnh thổ của mọi quốc gia khác người ta cũng ko thể coi rằng nó thuộc quốc gia này nếu nó không phải là phần mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó ra biển.

Tuy nhiên, quốc gia không thể làm dụng nguyên tắc đất thống trị biển để mở rộng mãi thầm quyền của mình ra biển hoặc đơn phương yêu sách n~ vùng biển rộng lớn hơn, ko phù hợp với LQT.

- Vai trò:

+ có vai trò quyết định hình thành quy chế pháp lý nội thủy và lãnh hải

+ góp phần xây dựng quy chế pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. + không có tác động đến vùng biển quốc tế.

* Nguyên tắc di sản chung của loài người.

Xác định khối tài sản không thể phân chia, thuộc sở hữu cộng đồng quốc tế, thay mặt cho tất cả các quốc gia. Nó có lợi cho quốc gia đang phát triển, tạo điều kiện cho các quốc gia này tham gia vào việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên của vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, nằm ngoài quyền tài phán quốc gia mà trước đó chỉ có các quốc gia công nghiệp tự do thăm do khai thác.

* Nguyên tắc công bằng.

- Thừa nhận n~ quyền của các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý được sử dụng biển cả như các quốc gia có biển ở phạm vi mà Luật biển cho phép và nghĩa vụ không làm gì phương hại đến quyền sử dụng biển của của các quốc gia khác.

- Không đặt biển cả dưới chủ quyền riêng biệt của bất kỳ quốc gia nào. Quy định như vậy nhằm loại bỏ mọi yêu sách về chủ quyền đối với biển cả cũng như đối với vùng – di sản chung của loài người.

- Vùng đáy biển (vùng) có chế độ pháp lý là di sản chung của loài người. Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển, để sử dụng vào mục đích hòa bình, không phân biệt đối xử. Mọi hoạt động trong vùng được tiến hành là vì lợi ích của toàn thể loài người, ko phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển.

- Trong phân định biển, áp dụng công bằng không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến các hoàn cảnh hữu quan.

LUẬT TỔ CHỨC QUỐC TẾ

Câu 1: Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản là nguồn của luật tổ chức quốc tế?

1. KN: Luật tổ chức QT là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT trong quá trình hình thành, tổ chức và hoạt động của tổ chức QT.

2. Đối tượng điều chỉnh: Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TCQT thường có 2 nhóm:

- Quan hệ thuộc nội bộ của tổ chức

- Các quan hệ giữa tổ chức vs các chủ thể khác của LQT  Quy phạm luật TCQT có thể chia làm 2 loại:

- QP nội bộ để điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia mem của tổ chức vs các cơ quan trong khuôn khổ TCQT

- QP điều chỉnh quan hệ giữa TCQT vs các chủ thể khác của LQT

Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, vì trên thực tế, k phải t/hợp nào cũng có thể phân định đc rõ ràng, nhất là khi sự tham gia của 1 qgia trong các hđ của TCQT đồng thời vs cả 2 tư cách: Chủ thể của LQT và tư cách mem của TC đó.

3. Các nguyên tắc của LTCQT:

LTCQT trc hết đc xây dựng và bảo đảm t/h trên cơ sở các nguyên tắc mang tính chất Jus – cogens của LQT. Ngoài hệ thống các ng/tắc cơ bản của LQT, việc duy trì hđ và phát triển quan hệ hợp tác của các mem của TCQT còn phải dựa trên các ng/tắc chủ đạo của LTCQT:

a. Ng/tắc tự nguyện của các qgia thành viên:

Đây là 1 ng/tắc đc hình thành từ ng/tắc bình đẳng chủ quyền qgia trong quan hệ QT. Nội dung của ng/tắc này đc thể hiện trc hết ở sự tự nguyện tham gia TCQT, rút khỏi TCQT, biểu quyết đối vs các vấn đề trong khuôn khổ TCQT mà k chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ qgia hay 1 TCQT nào. Tính tự nguyện thể hiện sự bình đẳng của các qgia khi tham gia các hđ của 1 TCQT. Từ đây, quyền năng chủ thể LQT mà các tổ chức có đc là hoàn toàn trên cơ sở qgia mem tự nguyện trao cho TC 1 phần chủ quyền vốn có của các qgia mem để TCQT có thể hđ nhân danh 1 chủ thể độc lập tương đối đối vs các qgia mem.

b. Ng/tắc tôn trọng quyền năng độc lập của TCQT trong quan hệ vs các nước thành viên:

Đây là ng/tắc nói lên đặc thù của mối quan hệ giữa TCQT và các qgia mem, vì mặc dù các qgia là chủ thể tạo ta TCQT nhưng qgia vs tư cách mem phải t/h đầy đủ quy chế, các nghĩa vụ mà TCQT qđ, kể cả các cơ chế mang tính chất giám sát các hđ thuộc quyền chủ quyền của qgia nếu trong quy chế của TC có qđ. Ng/tắc này nhằm đảm bảo sự độc lập và sự hiệu quả trong hđ của TCQT vs vai trò phối hợp hợp tác QT giữa các qgia trong khuôn khổ từng TC.

4. Nguồn của LTCQT:

* KN: Hiểu theo nghĩa rộng, nguồn của LTCQT bao gồm các ĐƯQT và TQQT chứa đựng các quy phạm điều chỉnh cơ cấu tổ chức và hđ của TCQT.

a. ĐƯQT:

- Hiến chương LHQ có vị trí quan trọng nhất đối vs hệ thống nguồn của luật TCQT. Hiến chương ghi nhận các ng/tắc cơ bản của LTCQT, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của TCQT cũng như mem của TCQT, đồng thời điều chỉnh quan hệ giữa LHQ và các TCQT khác, đặc biệt là vs các TCQT chuyên môn.

- Trong các ĐƯQT giữa các qgia, quan trọng nhất là Điều lệ của TCQT. Loại ĐƯQT này xác định tư cách chủ thể LQT của TCQT hoặc bằng cách khẳng định rõ ràng TCQT là pháp nhân QT như t/hợp Hiệp định thành lập WTO hoặc bằng cách qđ cụ thể nội dung các quyền năng chủ thể. Chính loại ĐƯQT này qđ thẩm quyền của TCQT, trên cơ sở đó, các TCQT ký kết các ĐƯQT vs các TCQT khác và các qgia k phải là mem của TCQT. Ngoài ra, các ĐƯ giữa các qgia còn điều chỉnh quan hệ giữa các qgia và các TCQT và giữa các TCQT vs nhau, như CƯ Vienna 1947 về ưu đãi và miễn trừ dành cho các tổ chức chuyên môn; CƯ Vienna 1975 về cơ quan đại diện của qgia trong quan hệ vs các TCQT phổ cập.

- Nhóm các ĐƯQT giữa các qgia và TCQT bao gồm các ĐƯQT về trụ sở của TC, về đại diện của các qgia mem, các ĐƯ khác để t/h chức năng của TCQT.

- Các ĐƯQT giữa các TCQT thường điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các TCQT, cơ chế trao đổi đại diện của các TCQT…

b. TQQT:

Thực tiễn hđ của TCQT, các ĐƯQT phổ cập là cơ sở quan trọng nhất để hình thành các TQQT. Qua thực tiễn hđ của LHQ và các TCQT chuyên môn, quyền ký kết ĐƯQT, quyền hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ trên lãnh thổ qgia, quyền có đại diện tại các TCQT… được khẳng định như là các quyền mang tính chất tập quán.

Câu 2: Định nghĩa, đặc điểm và phân loại tổ chức quốc tế?

1. ĐN: Theo khoa học LQT, TCQT là thực thể liên kết các qgia và các chủ thể khác của LQT và đc hình thành trên cơ sở ĐƯQT, có quyền năng chủ thể LQT, có hệ thống các cơ quan để duy trì hđ thường xuyên theo đúng mục đích và tôn chỉ của TCQT đó.

VD: TC Hiến chương Bắc Đại Tây Dương – NATO; TC thống nhất Châu Phi, Hiệp hội các qgia ĐNÁ – ASEAN, Quỹ tiền tệ QT – IMF, Liên hợp quốc…

2. Đặc điểm:

* TCQT là thực thể liên kết các qgia và các chủ thể khác của LQT vs nhau:

Mem của mô hình liên kết tạo thành TCQT chủ yếu là các qgia độc lập, có chủ quyền. Tư cách qgia của mem các TCQT cho phép phân biệt TCQT vs các TCQT phi CP và các NN liên bang. Ngoài ra, 1 số TCQT thừa nhận tư cách mem của loại hình lãnh thổ hải quan như WTO thừa nhận Hong Kong, Macau là mem, của 1 số liên minh thuế quan và 1 TCQT khác tham gia tại TCQT đó, VD t/hợp EU là mem của WTO.

* TCQT hình thành trên cơ sở ĐƯQT đc ký kết giữa các mem tham gia TC đó:

Đây là cơ sở pháp lý để hình thành nên TCQT và quy trì sự phối hợp hđ giữa các qgia mem bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi. Các ĐƯQT này có thể có nhiều tên gọi khác nhau như hiến chương, quy chế, hiệp ước… Nhưng về bản chất có ý nghĩa là điều lệ của 1 TCQT cụ thể vs n~ qđ về mục đích, ng/tắc, cơ cấu TC và hđ của TCQT. Ngoài ra, trong điều lệ thường có các qđ về quyền và nghĩa vị pháp lý QT của các qgia mem cũng như của TCQT này trong mối quan hệ đối nội và đối ngoại. Do tính chất của TCQT là 1 liên kết mang tính lâu dài nên các điều lệ của TCQT thường là các ĐƯQT vô thời hạn.

VD:

Hiến chương LHQ là ĐƯQT thành lập LHQ (1945) Tuyên bố Bangkok 1967 thành lập ASEAN

HƯ Mandrich thành lập liên minh Châu Âu (1993)

HW Magaret (1 thành phố của Maroc) thành lập WTO (1995)…

* TCQT phải có cơ cấu thường trực, có trụ sở của mình để duy trì mọi hđ chức năng:

Để tồn tại và phát triển, đồng thời để có thể t/h chức năng, nhiệm vụ mà các qgia mem trao cho, các TCQT phải có cơ cấu TC nhất định. Các cơ quan của TCQT gồm các cq chính và cq bổ trợ.

- Các cq chính của TCQT thông thường bao gồm:

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w