Các quốc gia có quyền sử dụng biện pháp phòng vệ chính đáng, kể cả phòng vệ quân sự (trả đũa quân sự) đối với các hành vi xâm phạm LQT nhưng phải tuân thủ nguyên tắc tương xứng của LQT,

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 44 - 45)

đũa quân sự) đối với các hành vi xâm phạm LQT nhưng phải tuân thủ nguyên tắc tương xứng của LQT, có thể theo hai hình thức tự vệ cá thể và tự vệ tập thể.

Điều 51 Hiến chương LHQ: “Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại

đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp Thành viên Liên Hiệp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các Thành viên Liên Hiệp Quốc áp dụng trong quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng Bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng Bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.”

VD: + Campuchia – Nadan (bộ binh – bộ binh) VD:

+ VN – Campuchia:

_Hành động Campuchia yêu cầu VN giúp đỡ chống thảm họa diệt chủng. _Chính phủ Kh’me đỏ vi phạm LQT, phân biệt chủng tộc quái đản

 VN thực hiện hành vi hợp pháp trong trường hợp này, là phòng vệ chính đáng, sau khi được dân tộc Campuchia nhờ giúp đỡ, quân đội VN đã vượt biên, tấn công Phnômpênh cứu nhân dân Campuchia.

+ 1941: Đức tấn công Liên Xô, Liên xô phản công, đẩy Đức quốc xã ra khỏi lãnh thổ, sau đó tấn công Đông Âu, Tây Âu, Beclin  giải phóng Châu Âu khỏi thảm họa diệt chung do phát xít Đức gây ra.

 trong những trường hợp nhất đinh, các quốc gia riêng lẻ có quyền sử dụng vũ lực để tấn công những thế lực vi phạm nghiêm trọng LQT. Hành động của VN, Liên Xô không vi phạm LQT, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của LQT và đạo đức QT.

5/ Các thuật ngữ pháp lý.

+ vũ lực: sử dụng trong khoa học LQT, vũ lực là sử dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, ngoại

giao, quân sự, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, quyền con người,… (chưa được ghi nhận trong LQT)

+ Việc sử dụng vũ lực phải diễn ra trong quan hệ quốc tế.

+ Hành vi sử dụng vũ lực nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị của một quốc gia.

Câu 7: Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế? 1/ Nguồn gốc, xuất xứ.

Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này gắn liên với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc náy.

Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn, phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó thường là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể LQT có n~ quan điểm về quyền lợi đã đưa đến việc không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, từ đó làm nảy sinh xung đột, mâu thuẫn. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp là sự va chạm xung đột về quyền lợi giữa các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia; sự khác biệt về đường lối chính trị, kinh tế giữa các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia và cả sự khác biệt về cách nhìn nhận, giải quyết các vấn đề pháp lý quốc tế.

2/ Văn bản ghi nhận.

- Hiến chương LHQ tại khoản 3 Điều 2: “Tất cả các Thành viên giải quyết các tranh chấp quốc tế

của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế, và công lý.”

3/ Nội dung pháp lý.

- Tất cả các thành viên của LHQ cũng như tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế phải có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.

- Các biện pháp hòa bình mà các thành viên với tư cách là bên tham gia vào tranh chấp quốc tế cần lựa chọn để giải quyết. Theo Điều 33 Hiến chương LHQ quy định: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình.”

 các biện pháp:

+ Đàm phán (ngoại giao trực tiếp).

+ Thông qua cơ quan thứ 3: mang tính kiến nghị. + Thông qua cơ quan tài phán quốc tế

4/ Ngoại lệ.

Hoàn toàn không tồn tại bất kỳ ngoại lệ nào.

5/ Thuật ngữ pháp lý.

Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có n~ quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có n~ yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền và sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể LQT với nhau.

Câu 8: Nguyên tắc không can thiệp với công việc nội bộ của quốc gia khác. 1/ Nguồn gốc, xuất xứ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản.

2/ Văn bản ghi nhận.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 44 - 45)