Khoản 7 Điều 2 Hiến chương LHQ: “Không có bất kỳ điều gì trong Hiến chương này cho phép

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 45 - 47)

Liên Hiệp Quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, hoặc đòi hỏi các Thành viên phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở Chương VII.”

- Nghị quyết về nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được thông qua 1965 với “Tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”.

- Tuyên bố của LHQ về các nguyên tắc của LQT liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970.

- Ngoài ra, nguyên tắc này còn được ghi nhện trong nhiều văn bản khác như:

+ Tuyên bố của LHQ về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960. + Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng – đung.

+ Định ước cuối cùng Henxinki về an ninh hợp tác châu Âu năm 1975. + Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở VN …

3/ Nội dung pháp lý.

Nội dung bao gồm:

- Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia.

- Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình.

- Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác.

- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác.

- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phù hợp với nguyện vọng của dân tộc.

4/ Ngoại lệ.

- Cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên, khi các quốc gia này có hành vi vi phạm nghiêm trọng LQT trong quá trình giải quyết các công việc nội bộ của mình.

VD: hành vi diệt chủng, phân biệt chủng tộc, tiến hành chiến tranh xâm lược…

Cộng hòa Nam Phi cũ quyết định 10% da trắng cai trị 90% da đen, tất cả quân đội, cảnh sát đều do người da trắng nắm giữ. Chế độ Apacthai phân biệt chung tộc: Diệt chủng chính dân tộc mình (Kh’me đỏ).  LHQ cấm vận toàn diện đối với Cộng hòa Nam Phi cũ (các loại thể thao của Cộng hòa Nam Phi cũ không được ra nước ngoài thi đấu, các nước khác ko được vào Nam Phi cũ thi đấu.

 hình thành Nam Phi mới, biện pháp can thiệp đã dung hòa được mâu thuẫn dân tộc.

5/ Thuật ngữ pháp lý.

- Công việc nội bộ:

Từ n~ quy định của các văn kiện pháp lý quốc tế có thể thấy công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia là các phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước dựa trên cơ sở của chủ quyền quốc gia, bao gồm toàn bộ n~ hoạt động mang tính chất đối nội, đối ngoại của quốc gia và được tiến hành phù hợp với luật quốc gia cũng như LQT. Chẳng hạn:

- Việc lựa chọn và tiến hành đường lối chính trị và các chính sách kinh tế - văn hóa – xã hội để phát triển đất nước.

- Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của nhà nước và thiết lập quan hệ hợp tác với các chủ thể luật quốc tế.

- Việc xây dựng và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Việc quản lý điều hành hoạt động của xã hội tuân theo quy định của pháp luật quốc gia.

Câu 9: Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác? 1/ Nguồn gốc, xuất xứ.

Trong LQT hiện đại, các quốc gia là n~ thực thể có chủ quyền, bình đẳng với nhau về chủ quyền, hành động với tư cách là chủ thể độc lập, k chịu sự can thiệp của các chủ thể khác. Nhưng xu thế tất yêu của tiến trình phát triển quan hệ quốc tế là sự hội nhập, hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi lại đòi hỏi sự hợp tác chặt ché của các quốc gia. Sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tất các các lĩnh vực k phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế đã được pl hóa.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 45 - 47)