Mqh nguồn cơ bản tới nguồn bổ trợ:

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 39 - 42)

+ Nguồn cơ bản là cơ sở để hình thành nguồn bổ trợ, cụ thể là tạo ra các phán quyết của TA công lý quốc tế.

+ Nguồn cơ bản (ĐƯQT, TQQT) là đối tượng nghiên cứu của các học giả.

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾCâu 1: Định nghĩa và đặc điểm của nguyên tắc cơ bản của LQT? Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của nguyên tắc cơ bản của LQT?

1/ Định nghĩa.

Là những tư tưởng chính trị - pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có hiệu lực bắt buộc chung (là những quy phạm jus cogens) đối với tất cả chủ thể LQT trong tất cả các loại hình quan hệ pháp lý quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản này được ghi nhận trong các ĐƯQT và TQQT.

2/ Đặc điểm.

- Các nguyên tắc cơ bản của LQT đều là n~ quy phạm jus cogens. Vì vậy, chúng có đầy đủ các đặc trung cơ bản của loại hình quy phạm này.

Tính mệnh lệnh, bắt buộc chung: tất cả các chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của LQT, bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ tất yếu tác động đến lợi ích của các chủ thể khác của quan hệ quốc tế. Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của LQT có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản LQT. Bất kỳ hành vi đơn phương nào ko tuân thủ triệt để nguyên tắc này đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pl quốc tế. Các ĐƯQT, TQQT có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của LQT đều không có giá trị pháp lý.

- Các nnguyên tắc này có hiệu lực đối với tất cả các chủ thể LQT và trong tất cả các loại hình quan hệ pháp lý quốc tế, hiện tại cũng như tương lai.

- Là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế. Nó còn tác động đến cả n~ lĩnh vực quan hệ của các chủ thể mà chưa được QP cụ thể nào điều chỉnh  là cơ sở của trật tự pháp lý quốc tế.

- Có quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, thể hiện sự tác động, ràng buộc qua lại giữa các nguyên tắc cơ bản này trong quá trình sử dụng chúng, không tuân thủ một nguyên tắc sẽ không tuần thủ các nguyên tắc khác của LQT.

VD: nguyên tắc cấm dùng vũ lực…, phải giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Trong quá trình xảy ra tranh chấp quốc tế, nếu tuân thủ nguyên tắc cấm dùng vũ lực sẽ tạo ra không khí hòa bình, hòa hoãn để tạo điều kiện thuận lợi cho hai quốc gia sử dụng nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.  các quốc gia kiềm chế hành xử.

Nếu không kiềm chế, chiến tranh kéo dài, khi chiến tranh kết thức, 2 bên khó ngồi vào bàn đảm phàn, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

VD: Chiến tranh thế giới 1 kết thúc: Đức thua Anh

Chiến tranh thế giới thứ 2: phe đồng minh thắng, Đức đầu hàng vô điều kiện và phải ngồi vào bàn đám phán.

VD: Iran và Irac xung đột biên giới kéo dài, không kiềm chế dẫn tới chiến tranh vào n~ năm 80 – 88 của thập kỷ trước. Chiến tranh tàn bạo, đặc biệt giữa các quốc gia đạo Hồi, không thực hiện nguyên tắc cấm dùng vũ lực. Khi chiến tranh kết thúc 2003, 2 quốc gia không thể ngồi vào bàn đàm phán để thỏa thuận, giải quyết tranh chấp với nhau.  phá vỡ nguyên tắc cấm dùng vũ lực (sử dụng vũ khí sinh học,

hóa học, chôn người tập thể,…) dẫn đến không thực hiện được nguyên tắc giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế.

- Được ghi nhận rộng rãi trong các văn kiện quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ. Ngoài ra, được ghi nhận trong Định ước Henxinki ngày 1/8/1975 về An ninh và hợp tác với các nước châu Âu, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á và một số văn kiện quan trọng khác hay các điều ước song phương giữa các nước: Hiệp định thương mại VN – Hoa Kỳ ngày 13/7/2000, Hiệp định biên giới Việt – Trung năm 1999,…

Câu 2: So sánh nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc chuyên ngành LQT? * Giống nhau:

- Đều hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các chủ thể LQT. - Đều có giá trị pháp lý bắt buộc với các chủ thể LQT.

* Khác nhau:

Nguyên tắc cơ bản Nguyên tắc chuyên ngành

Giá trị pháp

Có hiệu lực tối cao, là tiền đề, cơ sở, thước đo tính hợp pháp của các QPPLQT.

Giá trị pháp lý thấp hơn nguyên tắc cơ bản, là sự cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản, phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản.

Phạm vi điều chỉnh

Có hiệu lực với mọi chủ thể LQT trong mọi loại hình quan hệ quốc tế (cả hiện tại và tương lai).

Chỉ tác động đến các chủ thể tham gia các quan hệ pháp lý quốc tế thuộc từng lĩnh vực nhất định.

VD: Luật biển, Luật hàng không,…

Số lượng 7 Nhiều hơn

Khả năng thay đổi trong quá trình sử dụng

Trong quá trình áp dụng, các chủ thể LQT không có quyền thay đổi nội dung

Có thể thay đổi nội dung.

VD: Luật hàng không: Quốc gia có chủ quyền trong vùng trời của mình.

EU: toàn bộ vùng trời EU đều thuộc chủ quyền của quốc gia EU, không có ranh giới vùng trời giữa các quốc gia  các quốc gia EU đã thỏa thuận phá vỡ nguyên tắc này.

Văn bản ghi nhận

Hiến chương LHQ Các ĐƯQT chuyên ngành

Câu 3: So sánh các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc pháp luật chung? * Giống nhau: đều có hiệu lực bắt buộc, có giá trị pháp lý quốc tế

* Khác nhau:

Nguyên tắc cơ bản Nguyên tắc pháp luật chung

Văn bản ghi nhận

Hiến chương LHQ Không có văn bản cụ thể

Hiệu lực

pháp lý Hiệu lực tối cao Chủ yếu là các nguyên tắc có tính chất tố tụng  hiệu lực có tính chất kỹ thuật nhiều hơn là tính chất nội dung  hiệu lực không cao

Phạm vi tác động

Hẹp hơn, chỉ điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế

Rộng hơn, điều chỉnh cả quan hệ pháp lý quốc tế và quốc gia

Số lượng 7 Nhiều hơn

1/ Nguồn gốc, xuất xứ.

- Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, thông qua n~ quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng phải trên cơ sở ý chí chủ quyền của nhân dân.

- Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế.

Như vậy, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, có tiềm lực mạnh hay yếu đều hoàn toàn bình đẳng với nhau về chủ quyền.

Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo.

2/ Văn bản ghi nhận.

- Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc của LQT hiện đại. Được ghi nhận trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống LHQ, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực, trong nhiều ĐƯQT đa phương và song phương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và các tổ chức quốc tế.

Hiến chương LHQ lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình: “Tổ chức LHQ dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên” (khoản 1 Điều 2).

3/ Nội dung pháp lý.

Bình đẳng về chủ quyền của quốc gia bao gồm:

- Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;

- Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;

- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác; - Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch;

- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát tiển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của mình;

- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác;

Theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền mỗi quốc gia đều có các quyền chủ quyền bình đẳng sau: - Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

- Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình;

- Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang nhau. - Được ký kết và gia nhập các ĐƯQT liên quan;

- Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác; - Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc gia khác.

4/ Các trường hợp ngoại lệ.

* Quốc gia tự hạn chế quyền của mình.

- Tự đưa ra các cam kết hạn chế, VD: Tuyên bố khu vực phi quân sự hóa. - Trong việc ký kết các ĐƯQT.

- Thành lập, tham gia vào các ĐƯQT

VD: + Quyền phủ quyết của 5 ủy viên thường trức HĐBA LHQ (quyền veto) đối với các vấn đề quan trọng của đời sống quốc tế như hòa bình và an ninh quốc tế. Theo nguyên tắc này, mỗi quốc gia chỉ có 1 lá phiếu, giá trị ngang nhau, nhưng 5 ủy viên thường trực HĐBA LHQ có phiếu có giá trị cao hơn rất nhiều so với các lá phiếu khác.

 Nghị quyết trừng phạt quân sự áp dụng từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 để ngăn ngừa các nguy cơ quốc tế (9/15) mới có hiệu lực trong 9 lá phiếu phải có đủ 5 phiếu của 5 ủy viên.

+ Số lượng phiếu của các quốc gia thành viên WB và IMF phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp của các quốc gia thành viên cho ngân sách của 2 thiết chế tài chính quốc tế này  các cường quốc thế giới chi phối.

Trong trường hợp quốc gia thực hiện các hành vi vi phạm LQT vị các quốc gia khác áp dụng biện pháp cưỡng chế hạn chế quyền.

VD: Iran, Triều Tiên, Irac

5/ Thuật ngữ cần phải giải thích.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w