Trường hợp đường biên giới quốc gia đã được hoạch định, phân giới nhưng do nguyên nhân nào

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 65 - 66)

đó, cần phải kiểm tra lại hoặc vạch lại cho phù hợp với địa hình thực tế đã thay đổi thì người ta chỉ cần phân giới lại từng đoạn, ít có trường hợp phân giới lại toàn tuyến.

Câu 8: Chế độ pháp lý biên giới quốc gia?

1/ Cơ sở hình thành chế độ pháp lý biên giới quốc gia.

- Do pl trong nước và do các ĐƯQT về biên giới mà quốc gia đó ký kết với các nước láng giềng có chung đường biên giới quy định. Các điều ước về biên giới bao giờ cũng là n~ điều ước vô thời hạn.

2/ Nội dung.

Qua quy định của pl quốc gia và ĐƯQT có thể thấy chế độ biên giới của một nước gồm: - Những nguyên tắc và quy định chung về biên giới quốc gia;

- Quy chế biên giới như quy chế qua lại, hoạt động ở khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước, sử dụng sống suối biên giới, khai thác tài nguyên… ở vùng biên giới;

- Quy chế quản lý, bảo vệ biên giới;

- Quy chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới.

Về nguyên tắc, n~ vấn đề biên giới – lãnh thổ luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương như QH, Chính phủ, theo nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng sự bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia.

Mọi việc kiểm soát biên phòng, hải quan, kiểm tra vệ sinh dịch tễ, thú y, kiểm dịch thực vật… ở của khẩu nước nào thì theo quy định của pl nước đó (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác).

Ngoài ra, các nước đều có quy định chặt chẽ quy chế bảo vệ biên giới quốc gia, chống lại các hành vi xâm nhập biên giới bất hợp pháp cũng như trừng trị nghiêm khắc các hành vi xâm phạm quy chế biên giới. Cùng với việc quy định, mỗi quốc gia đều đặc biệt chú trọng việc thực hiện quy chế bảo vệ biên giới quốc gia.

 thực tế, chế độ pháp lý biên giới càng đầy đủ, tỷ mỉ thì việc xây dựng, phát triển, bảo vệ đường biên giới càng có hiệu lực, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và sự hợp tác lâu dài giữa các nước làng giềng ở từng khu vực và khi có tranh chấp lãnh thổ hay biên giới thì nghĩa vụ của các quốc gia là phải giải quyết những tranh chấp ấy bằng biện pháp hòa bình.

Câu 10: Các trường hợp đặc biệt về lãnh thổ quốc gia? 1/ Bắc cực.

* Khái quát.

- Là một bộ phận của Trái đất, có nhiều nước tiếp giáp là Nga, Mỹ, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Aixolen.

- Tháng 5/1925, Canada chính thức tuyên bố khu vực Bắc cực thuộc Canada là bộ phận cấu thành lãnh thổ Canada, Canada có chủ quyền trên các vùng đất và đảo ở khu vực này.

- Năm 1916, Chính phủ Nga trong công hàm gửi cho các nước đồng mình và láng giềng đã thông báo việc sáp nhập các đảo, các vùng đất nằm ở khu vực phía bắc bờ biển châu Âu và châu Á của nước Nga vào lãnh thổ của Nga.

- Đan Mạch chiếm hữu phần Tây Nam của đảo Groenland trong thời gian 100 năm.

- Một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền của mình đối với phần đất Bắc cực trên cở sở của thuyết lãnh thổ kế cận (áp dụng riêng cho vùng Bắc cực với tên gọi là “Thuyết những khu vực của Bắc cực”) và sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan.

Chế độ pháp lý của từng vùng biển Bắc cực riêng biệt được đánh giá riêng, xuất phát từ thực tế hình thành trật tự pháp luật đã được công nhận từ lâu trên cơ sở các lợi ích quân sự, kinh tế, chính trị và các lợi ích khác của các nước Bắc cực.

Hiện nay, quá trình quốc tế hóa Bắc cực đã đạt được kết quả nhất định, cụ thể là sự thành lập Hội đồng Bắc cực được thông qua tại Ottaoe năm 1996. Thành viên của Họi đồng Bắc cực gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, Na Uy, Nga, Thụy Điển, Mỹ (các nước Bắc cực) và Hiệp hội những người thiểu số bản xứ ở Bắc cực, Xiberi, Viễn đông.

2/ Nam cực.* Khái quát. * Khái quát.

- Bao gồm châu Nam cực, các đảo tiếp giáp với châu Nam cực và các phần của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương ở khu vực Nam cực với diện tích khoảng 50 km2.

- Có nhiều quốc gia đưa ra yêu sách để thiết lập danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ:

+ Sắc lệnh Hoàng gia Anh vào năm 1908, 1917 quy định các đảo và lãnh thổ nằm giữa kinh tuyến tay 200 và 500 từ vĩ tuyến 560 xuống phía nam là “vùng phụ thuộc” thuộc quyền quản lý của Thủ tướng – toàn quyên thuộc địa Anh ở đảo Falklend.

+ Pháp đưa yêu sách lãnh thổ tại Nam cực vào năm 1924, khi vùng đất Adel được tuyên bố nằm dưới quyền quản lý của Thống trưởng toàn quyền Madagaska. Năm 1938, Pháp tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng đất này và cuối cùng vào năm 1955 tuyên bố thành lập lãnh thổ hải ngoại của Pháp bao gồm Pawen, Amstecdam, Kvoze, Kergenlen.

+ Một số nước như Chi Lê (tuyên bố 1940), Achentina (1940) cũng có yêu sách đối với Nam cực. -Cùng với các yêu sách là sự xuất hiện của học thuyết “Khu vực Nam cực” mà đỉnh của khu vực này là điểm cực Nam, đường ranh giới bên cạnh là các kinh tuyến, đáy là bờ biển của các nước tiếp giáp hoặc là đường vĩ tuyến.

* Chế độ pháp lý quốc tế Nam cực.

- Cơ sở pháp lý: Hiệp ước về Nam cực 1959 xác lập chế độ pháp lý quốc tế của Nam cực. Cùng với đó là các ĐƯQT khác có mối quan hệ với hiệp ước Nam cực và các biện pháp có hiệu lực trong khuôn khổ các hiệp ước nêu trên (Công ước bảo vệ tài nguyên sinh vật biển của Nam cực 1980, Công ước về điều chỉnh nghiên cứu các tài nguyên khoáng sản Nam cực 1988…) tạo thành hệ thống các hiệp ước về Nam cực để điều chỉnh chế độ pháp lý quốc tế Nam cực.

- Đoạn 1 Điều 1 Hiệp ước về Nam cực 1959: “Nam cực được sử dụng chỉ hoàn toàn vào mục đích

hòa bình. Nghiêm cấm các hoạt động mang tính chất vũ trang như xây dựng các căn cứ, công trình quân sự, không được phép tiến hành các hoạt động vũ trang cũng như việc thử bất cứ loại vũ khí nào”.

Như vậy, Nam cực và các vùng trong giới hạn 60 vĩ độ nam là vùng được sử dụng vào mục đích hòa bình. Điều 5 của CƯ nghiêm cấm làm phát nổ vũ khí hạt nhân và nghiêm cấm việc thải các chất phóng xạ xuống khu vực biển Nam cực.

Đối với các yêu sách lãnh thổ của các nước: CƯ không làm ảnh hưởng gì cũng k công nhận nó. Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Nam cực: thành lập UB bảo vệ tài nguyên sinh vật biển Nam cực (Theo CƯ 1980), UB tài nguyên khoáng sản Nam cực (theo CƯ về điều chỉnh nghiên cứu các tài nguyên khoáng sản Nam cực 1988).

Câu 11: Khái niệm, quy chế pháp lý của vùng nội thủy? 1/ Khái niệm:

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 65 - 66)