Phạm vi những người được hưởng quyền cư trú chính trị.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 58 - 59)

- Căn cứ nội dung của quy chế pháp lý dành cho người nước ngoài gồm: những người nước

2/Phạm vi những người được hưởng quyền cư trú chính trị.

- Nhìn chung, trong hệ thống pl trong nước của các quốc gia đều ghi nhận cơ sở chung để đối tượng được hưởng quyền cư trú chính trị là các thể nhân bị truy đuổi vì các lý do hoạt động và quan điểm chính trị tại đất nước mình.

- Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, Tuyên bố về cư trú lãnh thổ năm 1967 quy định: bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu cư trú ở nước khác và quyền sử dụng quyền lợi này, trừ trường hợp người nước ngoài bị truy nã vì tội phạm hình sự, trái với Hiến chương LHQ (Điều 14 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948).

Không có sơ sở dành cho quyền cư trú cho các cá nhân đã bán rẻ lợi ích của dân tộc mình, bị truy nã vì theo đuổi các lợi ích thấp hèn, vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương LHQ.

Tuyên bố của LHQ về cư trú lãnh thổ được thông qua ngày 14/2/1967 khẳng định rõ: “Quyền cư

trú chính trị cần được trao cho n~ người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Các nước cần phải giúp đỡ những người này để họ có thể nhập cảnh, không trục xuất, cưỡng bức họ trở về nước mà họ đang bị truy nã. Các nước không được trao quyền cư trú cho n~ kẻ phạm tội ác quốc tế, trước hết là tội ác chống hòa bình và tội ác chiến tranh. Các nước phải đảm bảo an ninh cho người cư trú chính trị trên lãnh thổ của mình”.

- Quyền cư trú không giành cho:

+ Những cá nhân phạm tội ác quốc tế (tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng,…)

+ Những cá nhân tội phạm hình sự quốc tế, thực hiện các hành vi tội phạm có tính chất quốc tế như không tặc, buôn bán ma túy và các chất hướng thần…

+ Những kẻ tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các ĐƯQT song phương hoặc đa phương về dẫn độ.

+ Những cá nhân có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Hiên chương LHQ.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 58 - 59)