lợi ích khi tham gia điều ước, qua đó góp phần tăng cường số lượng thành viên tham gia để điều ước hình thành và phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ quốc tế nảy sinh.
Câu 13: Nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa các điều ước quốc tế? Về nguyên tắc, các ĐƯQT đều có hiệu lực pháp lý ngang nhau.
Ba nguyên tắc xử lý các vấn đề phát sinh:
* Nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung: ĐƯQT riêng thay thế ĐƯQT chung để điều chỉnh các
quan hệ pháp lý quốc tế tương ứng phát sinh giữa các chủ thể hữu quan trong đời sống quốc tế.
Trong mối quan hệ giữa quy định của Hiến chương LHQ với các ĐƯQT khác:
- Hiến chương LHQ: ĐƯQT chung (chủ thể, phạm vi trên mọi lĩnh vực).
- Theo Điều 103 Hiến chương quy định nếu nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương mâu thuẫn với nghĩa vụ phát sinh từ ĐƯQT khác thì ưu tiên thực hiện quy định của Hiến chương.
VD1: Bảng các quy tắc giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại của WTO 1995 (DSV) 8 quốc gia đã gia nhập WTO chịu sự điều chỉnh (trừ Lào, Mianma)
Nghị định thư Viêng Chăn 2004 về giải quyết tranh chấp thương mại của Hiệp hội ASEAN 10 quốc gia ASEAN là thành viên của nghị định thư, chịu sự điều chỉnh của nghị định thư.
tranh chấp kinh tế thương mại Việt Nam – Campuchia sử dụng Nghị định thư Viêng Chăn.
VD2: VN – Thái Lan ký kết Hiệp định thương mại song phương, 2 quốc gia đều là thành viên ASEAN (trong đó có khu vực mậu dịch tự do AFTA), đều tham gia WTO (Hiệp định GATT)
Thuế đối với mặt hàng A theo Hiệp định song phương là 0%, AFTA là 5%, WTO là 10%. ưu tiên áp dụng Hiệp định song phương.
* Nguyên tắc luật sau thay thế luật trước. ĐƯQT được ban hành sau có hiệu lực thay thế ĐƯQT
được ban hành trước điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế tương ứng, các chủ thể liên quan trong đời sống quốc tế.
- Trong trường hợp tất cả các quốc gia tham gia ĐƯ trước cùng là n~ quốc gia tham gia ĐƯQT sau: áp dụng điều ước sau (chỉ áp dụng điều ước trước nếu không trái với điều ước sau).
- Một số quốc gia tham gia điều ước trước là quốc gia tham gia điều ước sau: + Giữa các quốc gia tham gia cả 2 điều ước: áp dụng điều ước sau.
+ Giữa các quốc gia tham gia cả 2 điều ước với quốc gia chỉ tham gia 1 điều ước: áp dụng điều ước quốc tế có sự tham gia của cả 2 bên.
VD: Nghị định thư Mannila 1996 về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN và Nghị định thư Viêng Chăn 2004 Việt Nam là thành viên của cả 2 Nghị định thư này, khi có tranh chấp sẽ sử dụng Nghị định thư Viêng Chăn.
VD: Công ước luật biển 1958 và Công ước luật biển 1982: + VN, Lào, Campuchia, Thái Lan tham gia công ước 1958 + VN, Lào, Campuchia tham gia Công ước 1982
VN, Lào, Campuchia: áp dụng Công ước 1982
VN, Lào, Campuchia và Thái Lan: áp dụng Công ước 1958.
* Nguyên tắc ghi nhận, áp dụng ĐƯQT với điều kiện quan hệ pháp lý quốc tế và chủ thể tham gia quan hệ pháp lý quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của ĐƯQT có liên quan. Nguyên tắc này được áp dụng trong trường hợp cùng một thời điểm tồn tại 2 ĐƯQT có cùng hiệu lực pháp lý điều chỉnh cùng một đối tượng xác định.
VD: 4 Công ước quốc tế về Luật biển 1958 (A, B, C, D) Công ước luật biển 1982 (C, D, E, F, G)
cùng có thẩm quyền điều chỉnh sử dụng nguyên tắc 3
C, D: sử dụng nguyên tắc 2, đều là luật chung, k sử dụng nguyên tắc 1.
C, D, E, F: sử dụng nguyên tắc 3 (2 điều kiện: thuộc lĩnh vực điều chỉnh, các quốc gia là thành viên
Câu 14: Thực hiện ĐƯQT và xác định vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật quốc gia? * Thực hiện ĐƯQT trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.