+ Là n~ hành vi pháp lý của một chủ thể LQT, theo đó chủ thể này xác nhận sự đồng ý ràng buộc đối với một ĐƯQT nhất định. Việc có áp dụng hình thức phê chuẩn hoặc phê duyệt ĐƯQT hay không được ghi nhận rõ ràng trong điều ước. Một số loại điều ước đa phương toàn cầu, đa phương khu vực, các điều ước về các vấn đề biên giới, lãnh thổ, tương trợ tư pháp… thương quy định thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyệt.
+ Quy định về việc phải phê chuẩn cho phép các quốc gia có thời gian và cơ hội để xem xét và kiểm tra lại việc ký kết của n~ đại diện của quốc gia mình và ban hành n~ văn bản pháp luật cần thiết cho việc thực hiện ĐƯQT đó ở trong nước. Đồng thời, hoạt động phê chuẩn cũng thể hiện vai trò của cơ quan cơ thẩm quyền đối với hoạt động ký kết, gia nhập ĐƯQT của nhà nước đó.
+ Bản chất của việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc với một ĐƯQT được biểu thị bằng việc phê duyệt cũng tương tự như hành vi phê chuẩn.
+ Trừ khi điều ước có quy định khác, thời điểm xác nhận sự đồng ý ràng buộc đối với ĐƯQT bằng hình thức phê chuẩn hoặc phê duyệt có thể được tính khi các bên ký kết trao đổi các văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt; khi quốc gia ký kết nộp lưu chiểu các văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt tại cơ quan lưu chiểu và khi thông báo n~ văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt cho các quốc gia kết ước hoặc cơ quan lưu chiểu.
+ Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một ĐƯQT bằng việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt được quy định tại Điều 14 Công ước Viên 1969:
“1. Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn: a) Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;
b) Khi có sự biểu thị rõ ràng bằng hình thức khác rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận dùng hình thức phê chuẩn;
c) Khi đại diện của quốc gia đó đã ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn; hoặc
d) Khi ý định của quốc gia đó ký điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện của quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.
2. Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc chấp thuận hoặc phê duyệt trong những điều kiện tương tự như đối với việc phê chuẩn.”
VD: Công ước Viên về quan hệ ngoại giao 1961 tại Điều 49: “Công ước này cần được phê chuẩn,
các thư phê chuẩn nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký LHQ”.
Điều 51:
“1. Công ước này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 tiếp theo sau ngày văn kiện phê chuẩn hay gia nhập thứ 22 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký LHQ.
2. Đối với mỗi nước sẽ phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước sau khi văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 22 đã được nộp lưu chiểu Công ước sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 sau ngày nước này nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của mình.”
- Gia nhập:
+ Là hành động của một chủ thể LQT đồng ý chập nhận sự ràng buộc của một ĐƯQT đa phương đối với chủ thể đó. Việc gia nhập thường được đặt ra đối với quốc gia khi thời hạn ký kết điều ước đã chấm dứt hoặc điều ước đã có hiệu lực mà quốc gia đó chưa phải là thành viên.
+ Gia nhập thường được thực hiện thông qua việc gửi văn kiện gia nhập đến quốc gia hoặc cơ quan của tổ chức quốc tế có chức năng bảo quan ĐƯQT đó.
+ Trừ khi điều ước có quy định khác, thời điểm xác nhận sự đồng ý ràng buộc đối với ĐƯQT bằng hình thức gia nhập có thể được tính khi các bên ký kết trao đổi các văn kiện gia nhập; khi quốc gia ký kết nộp lưu chiểu các văn kiện gia nhập tại cơ quan lưu chiểu và khi thông báo n~ văn kiện gia nhập cho các quốc gia kết ước hoặc cơ quan lưu chiểu.
+ Việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc gia nhập được quy định tại
Điều 15 Công ước Viên 1969 như sau: “Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu
thị bằng việc gia nhập:
a) Khi điều ước quy định rằng quốc gia này có thể biểu thị sự đồng ý của mình bằng việc gia nhập; b) Khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng rằng những quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận là sự đồng ý có thể được biểu thị bằng việc gia nhập; hoặc
c) Khi sau này tất cả các bên thỏa thuận là sự đồng ý của quốc gia có thể được biểu thị bằng việc gia nhập.”
Điều 50: “Công ước này để ngỏ việc gia nhập của bất cứ nước nào thuộc một trong bốn loại nêu
trên ở Điều 48. Các văn kiện gia nhập nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký LHQ.”
(Điều 48: “Công ước này để ngỏ cho việc ký của tất cả các nước thành viên của LHQ hoặc của
một tổ chức chuyên môn, cũng như của các nước tham gia Quy chế của TA quốc tế hoặc bất cứ một nước nào khác được Đại hội đồng LHQ mới tham gia Công ước, theo hai cách thức sau: cho đến ngày 31/10/1961, ký tại Bộ ngoại giao Liên bang của Áo và sau đó đến ngày 31/3/1962 ký tại trụ sở LHQ ở New York.”)
Điều 51: (như trên)
# Ý nghĩa đối với quá trình hình thành và phát sinh hiệu lực của ĐƯQT. - Hành vi ký:
+ Ký tắt: chưa làm điều ước phát sinh hiện lực.
+ Ký ad referendum: có thể làm phát sinh hiệu lực cho ĐƯ nếu các cơ quan có thẩm quyền của
quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận sau khi ký ad referendum.
+ Ký đầy đủ: sau khi ký đầy đủ điều ước có thể phát sinh hiệu lực, trừ trường hợp ĐƯQT đòi hỏi
thủ tục ký kết khác.