Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 61 - 62)

- Căn cứ nội dung của quy chế pháp lý dành cho người nước ngoài gồm: những người nước

1/Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

Một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền đó gọi là quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

* Nội dung của quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ra ở hai phương diện:

# Phương diện quyền lực.

- Đây là sự tồn tại và phát triển của hệ thống cơ quan nhà nước với các hoạt động nhằm thực hiện quyền lực bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống một quốc gia.

- Quyền lực này mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia xẻ với bất cứ quốc gia nào khác và là chủ quyền thiêng liên của từng quốc gia. Tất cả dân cư và hoạt động diễn ra trên lãnh thổ quốc gia đề thuộc về quyền lực này.

- Quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với người và tài sản trong phạm vi lãnh thổ một cách không hạn chế (trừ trường hợp vì lợi ích của toàn cộng đồng hay vì lợi ích của một số quốc gia nhất định và ý chí chủ quyền của nhân dân).

- Trên phạm vi lãnh thổ quốc gia được quyền tiến hành mọi hoạt động với điều kiện các hành vi đó không bị LQT cấm. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành các hoạt động hợp pháp, quốc gia cũng phải lưu ý đến một nguyên tắc có tính tập quán là không sử dụng chủ quyền lãnh thổ của mình làm thiệt hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác.

- Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ không loại trừ các ngoại lệ đã xuất hiện trong thực tiễn quan hệ quốc tế như không áp dụng luật nước mình đối với các công dân nước ngoài trên lãnh thổ của mình (viên chức ngoại giao – lãnh sự) hoặc ko loại bỏ hiệu lực của luật nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của mình nếu điều này được quy định trong luật quốc gia cũng như trong ĐƯQT. Ngược lại hiệu lực của các cơ quan quyền lực tư pháp có thể được mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia nếu luật nước sở tại và ĐƯQT hữu quan cho phép.

- Đi đôi với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ, quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của quốc gia khác. Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ có một số nội dung:

+ Cấm đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ; + Biên giới quốc gia là ổn định và bất khả xâm phạm;

+ Không sử dụng lãnh thổ quốc gia khi không có sự đồng ý của quốc gia đó; + Không cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước thứ ba.

# Phương diện vật chất.

- Môi trường tự nhiên của quốc gia – đất đai, nước, không gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên vùng lòng đất… là nội dung vật chất của lãnh thổ quốc gia và thuộc về quốc gia trong phạm vi được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia.

- Quốc gia có quyền sở hữu một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cở sở phù hợp với lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản. Mọi sự thay đổi hoặc định đoạt liên quan đến số phận của một vùng đất nào đó của lãnh thổ quốc gia phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết mới được coi là hợp pháp.

- Trong trường hơp thuê lãnh thổ quốc gia thì vùng lãnh thổ cho thuê vẫn là một bộ phận lãnh thổ quốc gia của nước cho thuê. Nước thuê lãnh thổ có quyền áp dụng quyền tài phán của mình (không phải chủ quyền) phù hợp với thỏa thuận được ghi nhận giữa hai bên.

* Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia.

- Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, dưới bất kỳ hình thức nào;

- Quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện n~ cải cách kinh tế - xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia. Các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng sự lựa chọn này;

- Quyền tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ của quốc gia;

- Quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình;

- Thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ trường hợp pháp luật quốc gia hoặc ĐƯQT mà quốc gia tham gia hoặc ký kết có quy định khác);

- Quyền của quốc gia áp dụng các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của các pháp nhân và người nước ngoài, kể cả các trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không có bồi thường;

- Quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pl và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên phần lãnh thổ đó.

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 61 - 62)