Điều 32 về các quyền miễn trừ của các tàu chiến và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 72 - 74)

mục đích không thương mại: “Ngoài những ngoại lệ đã nêu ở Tiểu mục A và ở các Điều 30 và 31, không một quy định nào của Công ước đụng chạm đến các quyền miễn trừ mà các tàu chiến và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng.”

 Theo đó, các tàu quân sự và các tàu khác của nhà nước không dùng vào mục đích thương mại được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự nhưng các quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm do chúng gây ra trong lãnh hải của quốc gia ven biển.

Câu 13: Khái niệm, chế độ pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hải?

1/ Khái niệm.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài.

2/ Chế độ pháp lý.

- Sự tồn tại của vùng tiếp giáp lãnh hải trong thực tiễn nhằm:

+ Ngăn ngừa n~ vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

+ Trừng trị những hành vi vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và bộ phận đặc thù của vùng đặc quyền kinh tế.

- Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có thẩm quyền đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ nằm trên đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự thỏa thuận của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Câu 14: Khái niệm, chế độ pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế? 1/ Khái niệm.

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong Phần V – Công ước luật biển năm 1982.

Điều 57 CƯ quy định về chiều rộng của vùng này như sau: “Vùng đặc quyền về kinh tế không

được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.”

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển đặc thù, trong đó thể hiện sự cân bằng giữa “các quyền và

quyền tài phán của quốc gia ven biển” với “các quyền và quyền tự do của các quốc gia khác”.

* Quyền, quyền tài phán và nghĩa vụ của quốc gia ven biển.

- Theo quy định của Điều 56 CƯ luật biển 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có các quyền, quyền tài phán và nghĩa vụ như sau:

“1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:

a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;

ii. Nghiên cứu khoa học về biển; iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước.

3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng phần VI.”

- Tính đặc quyền của quốc gia ven biển thể hiện trong việc quốc gia ven biển có toàn quyền đánh giá nguồn tiềm năng đối với các tài nguyên sinh vật, thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc khai thác, duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức phân khu vực, khu vực hay thể giới chỉ có thể tham dự vào việc duy trì các nguồn lợi sinh vật này ở mức độ “hợp tác một cách thích hợp” với quốc gia ven biển. Tuy nhiên đối với tài nguyên sinh vật, đặc quyền này chấp

nhận ngoại lệ nếu tổng khối lượng cho phép đánh bắt lớn hơn khả năng khai thác của quốc gia ven biển, có nghĩa là tồn tại một số dư của khối lượng cho phép đánh bắt thì quốc gia ven biển lại có nghĩa vụ “tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế” mà không phương hại đến đặc quyền bảo tồn tài nguyên nguyên sinh vật của mình. Quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác, thông qua các điều ước hoặc các thỏa thuận liên quan, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt này, có ưu tiên cho các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý.

- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình. Cùng với đó quyền tài phán của quốc gia ven biển còn mở rộng đối với các đảo nhân tạo, các thiệt bị và công trình đặt trong cột nước trong vùng đặc quyền kinh tế mà còn đối với cả các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đặt trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng.

- Công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và ở trên thềm lục địa phải được tiến hành với sự thỏa thuận của quốc gia ven biển và không được gây trở ngại một cách phi lý cho các hoạt động do quốc gia ven biển tiến hành trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán mà CƯ đã trù định.

* Quyền và nghĩa vụ của quốc gia khác.

Điều 58 CƯ quy định về các quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền về

kinh tế:

“1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp ngầm nêu ở Điều 87, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.

2. Các Điều từ 88 đến 115, cũng như các quy tắc thích hợp khác của pháp luật quốc tế, được áp dụng ở vùng đặc quyền kinh tế trong chừng mực mà chúng không mâu thuẫn với phần này.

3. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tôn trọng các

luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước và trong chừng mực mà các luật và quy định đó không mâu thuẫn với phần này và với các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.”

- Theo đó, quốc gia khác đều được hưởng 3 quyền tự do cơ bản: + Quyền tự do hàng hải;

+ Quyền tự do hàng không;

+ Quyền tự do đặt dây cáp và ông dẫn ngầm.

Câu 14: Khái niệm, chế độ pháp lý của thềm lục địa? 1/ Khái niệm thềm lục địa địa chất và thềm lục địa pháp lý. * Thềm lục địa địa chất.

Thềm lục địa địa chất là một bộ phận của rìa lục địa. Rìa lục địa chiếm 22% bề mặt đại dương, là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi 3 thành phần:

Một phần của tài liệu đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012 (Trang 72 - 74)