nước mình phải ban hành văn bản pháp lý tương ứng thực hiện các cam kết quốc tế phát sinh từ các ĐƯQT mà họ là thành viên.
Các cách thức chuyển hóa:
+ Ban hành văn bản pháp luật quốc gia mới để cụ thể hóa các quy định của ĐƯQT cho phù hợp với hoàn cảnh của quốc gia.
VD: Việc chuyển hóa quy định của WTO về sở hữu trí tuệ (Hiệp định Trips): Chuyển hóa bằng việc ban hành Luật sở hữu trí tuệ.
+ Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành.
VD: Việt Nam: thành viên Công ước 1989 về quyền trẻ en Luật 1992 về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em; là thành viên công ước 1969 về Luật điều ước quốc tế Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005.
* Vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Việc xác định vị trí của ĐƯQT trong hệ thống luật quốc gia hiện không thống nhất trong cách giải quyết của các quốc gia. Được xác định theo 2 cách:
- LQG quy định ĐƯQT là một bộ phận cấu thành của LQG, có vị trí dưới Hiến pháp nhưng lại có hiệu lực cao hơn các văn bản quy phạm pháp luật khác. (VD: Pháp, Nga).
- LQG không quy định rõ ĐƯQT có phải là một bộ phận cấu thành LQG hay không nhưng vẫn thừa nhận giá trị ưu tiên của điều ước so với LQG, thậm chí điều ước có thể xếp ngang hàng với Hiến pháp. (VD: Thụy Sỹ, Hà Lan… Hiến pháp Hà Lan năm 1953, sửa đổi năm 1956 cho phép các ĐƯQT được các cơ quan có thẩm quyền của Hà Lan ký kết có thể thay đổi và hủy bỏ một cách hợp pháp các quy định của hiến pháp).
Câu 15: Thực hiện ĐƯQT?
ĐƯQT phải được các thành viên kết ước thực hiện dựa trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí. Các thành viên của điều ước không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký kết với LQG của nước đó để không thực hiện ĐƯQT. ĐƯQT phải được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia kết ước, theo cơ chế đã quy định trong mỗi ĐƯQT.
* Giải thích ĐƯQT.
Việc giải thích ĐƯQT được đặc biệt quan tâm khi các bên ký kết có ý kiến bất đồng về ý nghĩa thực sự của một hoặc một số điều khoản trong ĐƯQT.
Yêu cầu của việc giải thích là:
- ĐƯQT phải được giải thích thiện chí, phù hợp với ý nghĩa thông thường của các thuật ngữ được sử dụng trong ĐƯQT và trong mối quan hệ với đối tượng và mục đích cụ thể của điều ước.
- Việc giải thích ĐƯQT phải căn cứ vào nội dung văn bản điều ước, các thỏa thuận có liên quan đến điều ước được các bên chấp thuận trong khi ký kết điều ước, các thỏa thuận sau này của các bên về giải thích và thực hiện điều ước, thực tiễn thực hiện điều ước liên quan đến việc giải thích điều ước và các quy định thích hợp của pl quốc tế.
Ý nghĩa của việc giải thích là chính thức hay không phục thuộc vào thẩm quyền giải thích, có sự phân biệt việc giải thích chính thức và giải thích không chính thức nhưng việc giải thích cho dù là chính thức của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của LQG cũng k có giá trị ràng buộc đối với bên kết ước khác, trư khi các bên đó chấp nhận. Còn trong phạm vi quốc gia việc giải thích nói trên lại được các cơ quan hữu quan tuân thủ.
* Đăng ký và công bố ĐƯQT.
Về nguyên tắc, ĐƯQT có đăng ký hay ko đăng ký không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước. Vì vậy, việc đăng ký hay ko đăng ký điều ước hoàn toàn phụ thuộc quyền của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, Điều 102 Hiến chương LHQ quy định:
“1. Mọi hiệp ước và công ước do bất cứ thành viên nào của LHQ ký kết, sau khi hiến chương này có hiệu lực phải được đăng ký tại ban thư ký và do ban này công bố càng sớm càng tốt.
2. Nếu không đăng ký theo quy định của khoản 1 điều này thì không một bên nào của điều ước được quyền viện dẫn hiệp ước hoặc công ước đó trước các cơ quan của LHQ”.
Việc đăng ký và công bó ĐƯQT cũng được quy định trong luật pháp của mỗi quốc gia. Theo Luật
ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 của VN quy định: Điều 69 về công bố ĐƯQT:
“1. Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố trên Công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Niên giám điều ước quốc tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên Việt Nam và bên ký kết nước ngoài hoặc có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp có yêu cầu không công bố điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được bản sao điều ước quốc tế có hiệu lực do Bộ Ngoại giao gửi, Văn phòng Chính phủ đăng điều ước quốc tế đó trên Công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hằng năm, Bộ Ngoại giao tổ chức biên soạn và ấn hành Niên giám điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.”
Điều 70 về đăng ký điều ước quốc tế:
“Bộ Ngoại giao đăng ký tại Ban thư ký của Liên hợp quốc điều ước quốc tế hai bên có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.”
Câu 16: Định nghĩa, các yếu tố cấu thành, con đường hình thành, giá trị pháp lý của tập quán quốc tế?
1/ Định nghĩa.
TQQT là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể LQT thừa nhận là luật.
TQQT là thực tiễn xử sự được các quốc gia và chủ thể khác của LQT sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian xác định và đến một thời điểm cụ thể các quốc gia tin tưởng rằng xử sự như vậy là đúng với LQT. Nếu xử sự khác đi sẽ vi phạm LQT và bị trừng phạt.
VD: tù binh ko được giết hại trong chiến tranh: hình thành trên 100 năm, xuất phát từ tập quán thời trung cổ Châu Âu, chiến tranh liên miên, khi đánh nhau, đối phương đã hạ vũ khí bên kia không được giết hại.
thực tiễn hiệp sỹ ngã ngựa, thừa nhận thua thì không có quyền giết, nếu giết danh dự vị hoen ố. thực tiễn xử sự đã thành TQQT.
2/ Các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế.
* Yếu tố vật chất.
Quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế. Ban đầu là các quy tắc xử sự đơn lẻ, chỉ áp dụng trong từng trường hợp cụ thể quy tắc xử sự chung (thông qua quá trình áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian đầu).
VD: quy định không giết sứ thần (thời kỳ chiếm hữu nô lệ) quy tắc xử sự chung, trở thành quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
* Yếu tố tâm lý.
Sự thừa nhận của các chủ thể LQT về giá trị pháp lý ràng buộc của các quy tắc xử sự đó. Khi có sự thừa nhận quy tắc xử sự chính thức trở thành tập quán quốc tế.
VD: quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao là tập quán quốc tế.
Lễ tân ngoại giao: không phải là tập quán quốc tế mà là thông lệ quốc tế hoặc quy tắc lễ nhượng, chẳng hạn như nghi thức cử quốc thiều, người giữ chức vụ tương đương đón tiếp, duyệt đội danh dự,… có sự ràng buộc nhưng không chặt chẽ như tập quán quốc tế.
3/ Con đường hình thành tập quán quốc tế.